Trụ sở ngân hàng Credit Suisse tại Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: EPA/TTXVN |
Theo thống kê của nước này, những người lao động trên 65 tuổi sẽ về hưu ồ ạt kể từ năm 2020 và số lượng người về hưu sẽ đạt mức cao vào năm 2030. Ít doanh nghiệp đề cập đến vấn đề này nhưng một số đã tỏ ra lo lắng về tình hình thiếu người lao động. Công ty đường sắt Liên bang Thụy Sỹ (SBB) đã thực hiện một số kế hoạch để giữ được các nhân viên lâu dài hơn.
Các lĩnh vực khác cũng phải đối mặt với nguy cơ thiếu nhân viên. Chuyên gia Jérôme Cosandey từ Viện nghiên cứu chiến lược Thụy Sỹ Avenir Suisse cho rằng những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là những ngành không có khả năng tự động hóa hoặc không muốn di chuyển hoạt động ra nước ngoài, như các ngành liên quan đến dịch vụ chăm sóc, cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, chuyên gia của Avenir Suisse cũng lưu ý rằng tồn tại một nghịch lý trong tình hình người lao động lớn tuổi tại Thụy Sỹ. Có những người lao động lớn tuổi đang thất nghiệp và gặp khó khăn trong việc trở lại thị trường lao động, trong khi tình hình chung của người lao động lớn tuổi trên thị trường là rất tốt. Tỷ lệ thất nghiệp của họ ở mức thấp nhất so với những lứa tuổi khác, thậm chí có thể nói những nhân viên lớn tuổi có tỉ lệ chiếm chỗ cao trong thị trường lao động và tuổi nghỉ hưu của họ đang nới rộng ra.
Theo ông Cosandey, các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu nhân viên lao động phải đi đầu trong việc tìm kiếm giải pháp cho thực tế về hưu ồ ạt của các nhân viên lớn tuổi. Chẳng hạn khuyến khích các nhân viên về hưu muộn hơn, hay đề nghị họ làm việc bán thời gian. Tuy nhiên, các mô hình này chỉ có thể thực hiện được dựa trên sự đồng ý, tự nguyện của người lao động và phải có nhiều giải pháp để có thể vượt qua được khó khăn về thiếu hụt người lao động.