Dầu Tiếng nằm ở vị trí tiếp giáp giữa TP Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và có hồ Dầu Tiếng, là địa điểm thu hút nhiều người dân xung quanh khu vực đến đây du lịch, cắm trại đang phát triển ở địa phương này.
Theo đó, kế hoạch này của huyện Dầu Tiếng nhằm thúc đẩy triển khai chuyển đổi số, thanh toán số; thúc đẩy các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng nền tảng số để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, tạo thuận lợi, an toàn cho người dân, cũng như thuận tiện trong phát triển đối với người dân các địa phương khác tới đây. Tuyến đường trên sẽ triển khai trong tháng 3/2023 gồm đường Hùng Hương, khu phố 4B, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng.
UBND huyện Dầu Tiếng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán hỗ trợ các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, tiệm tạp hóa… đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, ứng dụng, nhân sự để triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện các giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt. Các phương thức phục vụ thanh toán tiền mặt cho tối thiểu 3 trong 4 phương thức là mã vuông QR (chuyển khoản/thanh toán), qua website, Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán.
Trước đó, ngày 14/11/2022 tại thành phố Thủ Dầu Một, đã diễn ra hội nghị “Mua sắm không dùng tiền mặt 2022” trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hội nghị do Sở Công Thương tỉnh Bình Dương phối hợp Trung tâm Thương mại Thế giới thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC) và các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp… tổ chức.
Tại hội nghị, các đơn vị tham gia đã triển khai các hoạt động hưởng ứng tham gia Vietnam Grand Sale 2022 quốc gia như treo băng rôn phát động chương trình; tổ chức các điểm khuyến mại, gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, giải pháp hỗ trợ khách hàng: mua sắm không dùng tiền mặt, phát triển kinh doanh đa kênh trên môi trường thương mại điện tử; tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia đăng ký hưởng ứng chương trình “Vietnam Grand Sale-mua sắm không dùng tiền mặt 2022”.
Hết năm 2022, Bình Dương phấn đấu có 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số; 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, viện phí và các giao dịch khác.
Đến nay, Bình Dương là một trong những địa phương mà người tiêu dùng đã có thể sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại để chi trả cho những giao dịch trực tuyến cũng như tại các cửa hàng, trường học, bệnh viện, dịch vụ hành chính, trung tâm mua sắm... Các hình thức thanh toán không ngừng phát triển, ngoài Visa, Master Card, Paypal còn có các hình thức với áp dụng công nghệ như internet Banking, Mobile Web Payment, QR Code, FC, mPOS…
Phía Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương cũng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ra văn bản định hướng, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực trong việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Bên cạnh đó hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Dương đã tiến hành báo cáo kết quả thực hiện triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng tỉnh về kết quả triển khai và thực hiện.
Phía các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tăng cường về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, cung cấp tài khoản thanh toán không chịu phí duy trì tài khoản và số dư tài khoản tối thiểu; có tính năng liên kết với thẻ ATM cho người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội, người già, người nghèo, học sinh, sinh viên và những đối tượng yếu thế phù hợp khác... để sử dụng các dịch vụ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền giá trị nhỏ, nhận lương hưu, trợ cấp xã hội và thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích. Đồng thời phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.