‘Chắp cánh’ cho phụ nữ Việt Nam làm chủ cuộc sống

Sau hơn một năm triển khai dự án “Home for Life”, hàng trăm phụ nữ khó khăn đã được tiếp cận nguồn vốn, phổ cập kiến thức tài chính để vươn lên, làm chủ cuộc sống của chính mình. 

“Chắp cánh” ước mơ thoát nghèo

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái là nơi sinh sống của 30 dân tộc anh em như Kinh, Tày, Dao, Mông, Thái… Việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đối tượng là các chị em phụ nữ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, là một trọng tâm của địa phương. 

Dự án “Home for Life” đã được Home Credit khởi động tại Yên Bái, với việc hỗ trợ gói vay vốn 0% lãi suất cho phụ nữ, mang đến nguồn vốn đáng tin cậy và những kiến thức tài chính hữu ích, tiếp thêm động lực để họ làm chủ cuộc sống. 

Là một trong 55 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được nhận hỗ trợ từ gói vay 0% này, chị Hoàng Thị Liên, người dân tộc Mường, sinh sống tại thôn Năm Hăn, huyện Phù Nham (Yên Bái) đã sử dụng những đồng vốn được hỗ trợ để tăng gia sản xuất và chăn nuôi. Gia đình chị vốn sống chủ yếu bằng nghề làm nông, trồng lúa và hoa màu, phụ thuộc vào thời tiết và ảnh hưởng bởi sự bấp bênh của giá cả thị trường, nên đời sống còn nhiều khó khăn. Chị Liên mong muốn mở rộng việc trồng trọt và chăn nuôi, nhưng ngặt nỗi thiếu vốn. Gói hỗ trợ vốn với lãi suất 0% đã giúp chị biến ước mơ thành sự thật, cố gắng phấn đấu đưa gia đình thoát nghèo. 

Tương tự chị Liên, các chị em phụ nữ được tài trợ vốn vay của dự án  đã xây dựng nhiều mô hình kinh doanh thiết thực để nâng cao chất lượng đời sống gia đình. Gần 80% chị em đã chọn các mô hình nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, bò, trâu và dê để phát triển sinh kế cho gia đình. Một số khác lựa chọn mô hình nông nghiệp trồng dưa hấu, trồng ớt, cây ăn quả, thậm chí có một số người mạnh dạn thực hiện các mô hình kinh doanh dịch vụ như ăn uống, làm tóc…

Chú thích ảnh
Chương trình “Home for Life” giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái
nguồn vốn gia tăng sản xuất, thoát nghèo.

Theo đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái, đa số những người được hỗ trợ vay vốn là phụ nữ dân tộc thiểu số. Chương trình này là động lực giúp họ quyết tâm thoát nghèo, sớm làm chủ cuộc sống, đồng thời gián tiếp giúp đỡ những thành viên khác trong gia đình họ.

Bên cạnh nhận gói vay, chị em cũng được tham gia khóa đào tạo về quản lý tài chính và phát triển mô hình sinh kế để biết cách quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Kết quả là 100% số người được hỗ trợ biết cách xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp; 90% số người tham gia khóa học biết cách tính toán, dự báo doanh thu, chi phí và lãi lỗ cho mô hình của mình; 51% số người được hỗ trợ ghi nhận thu nhập tăng và có tiền tiết kiệm.

“Chắp cánh” ước mơ khởi nghiệp

Nói đến Thái Nguyên, người ta không chỉ nói đến đặc sản chè mà còn có gạo nếp vải Ôn Lương (huyện Phú Lương). Không chỉ là nguyên liệu để nấu xôi, làm cốm non, mà gạo nếp vải Ôn Lương dưới sự sáng tạo của chị Nguyễn Xuân Huế (người dân tộc Tày tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương) đã trở thành nguyên liệu để cho ra đời những tấm cơm cháy thơm ngon. Sáng kiến này đã đoạt giải Nhì cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2022”.

Sáng kiến đã có tác động lan toả tích cực đến cộng đồng khi chị Huế đứng lên vận động nhiều chị em lớn tuổi ở cùng thôn tham gia các công đoạn sản xuất cơm cháy, giúp các chị em nghèo trong thôn có công ăn việc làm và thêm một phần thu nhập để dần thoát nghèo. Nhằm hỗ trợ chị Huế mở rộng sản xuất, quảng bá thương hiệu, Home Credit đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trao kinh phí cho chị Huế khởi nghiệp. Đây cũng là một trong 3 mô hình sản xuất rất nhỏ do phụ nữ làm chủ được Home Credit hỗ trợ vốn khởi nghiệp dịp này. 

Chú thích ảnh

Tất cả đều là các mô hình mới được đưa vào hoạt động nên chưa đủ kinh nghiệm và còn thiếu về nguồn vốn. Đối tượng nhận hỗ trợ đa phần là chị em người dân tộc thiểu số tại các vùng thôn nghèo ở Thái Nguyên.

Việc cung cấp nguồn vốn này giúp chị em thêm nguồn lực để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát triển kinh tế, từ đó giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho nhiều phụ nữ lớn tuổi và có hoàn cảnh khó khăn khác trong khu vực, giúp họ gia tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chú thích ảnh
Chị Hoàng Thị Công (Nghĩa Lộ, Yên Bái) cho biết, tham gia dự án chị được trao đổi và học hỏi cách quản lý tài chính hợp lý hơn từ giảng viên và các hội viên khác trong Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, từ đó có thêm kinh nghiệm quản lý chi tiêu, đầu tư cho bản thân và gia đình.

Đã gần 10 năm nay, Home Credit phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ các địa phương triển khai các gói vay và chương trình hỗ trợ tài chính cũng như sinh kế cho phụ nữ khó khăn tại các địa phương trên toàn quốc, với tổng số vốn hỗ trợ lên đến gần 3 tỷ đồng. Nhờ đó, hàng trăm phụ nữ khó khăn cùng gia đình đã được hỗ trợ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong tiếp cận tài chính, hướng đến mục tiêu tài chính toàn diện của Chính phủ. 

Chú thích ảnh
Chị Hoàng Thị Liên (thôn Năm Hăn, Phù Nham, Yên Bái), khi nhận được gói vay 0% lãi suất cho biết, chị chủ yếu làm nông, trồng lúa, trồng hoa màu và gia đình còn nhiều khó khăn về kinh tế, nên đã sử dụng nguồn vốn này để tăng gia sản xuất, chăn nuôi với hy vọng kinh tế gia đình phát triển.

“Home for Life” là chương trình mở rộng của hoạt động hỗ trợ phụ nữ thường niên trong nhiều năm qua của Home Credit với mong muốn giúp mỗi người phụ nữ yếu thế trong xã hội đều được “sống vui” như chính sứ mệnh mà tập đoàn tài chính tiêu dùng toàn cầu này theo đuổi.

Gần 10 năm nay, chương trình đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ các địa phương triển khai các gói vay và chương trình hỗ trợ tài chính cũng như sinh kế cho phụ nữ khó khăn tại các địa phương trên toàn quốc, với tổng số vốn hỗ trợ lên đến gần 3 tỷ đồng. Nhờ đó, hàng trăm phụ nữ khó khăn cùng gia đình đã được hỗ trợ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong tiếp cận tài chính, hướng đến mục tiêu tài chính toàn diện của Chính phủ. 

MH
Yên Bái có 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn xuất sang Anh 
Yên Bái có 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn xuất sang Anh 

Mặc dù có nhiều tiêu chí khắt khe về chất lượng sản phẩm ở nước Anh, nhưng đến thời điểm hiện tại, tỉnh Yên Bái có tới 10 sản phẩm nông sản OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng được xuất khẩu sang thị trường Anh quốc. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN