Nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số ở Khánh Hoà tăng 1,57 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6,2%/năm.

Chú thích ảnh
Cây chè Bát Tiên giống mới đưa vào trồng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè ở xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Sau hơn hai năm triển khai thực hiện các Nghị quyết về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Khánh Hoà đã đạt nhiều kết quả nổi bật.

Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng 1,57 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6,2%/năm. Đây là mức giảm vượt so với mục tiêu Nghị quyết đề ra (giảm trên 3%/năm).

Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tất cả đường nông thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; quốc phòng an ninh được giữ vững; niềm tin của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đối với Đảng, chính quyền được tăng cường, củng cố.

Đạt được kết quả trên, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà Nguyễn Hải Ninh đánh giá cao thành tích và nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng, cố gắng phấn đấu của cá nhân, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình nông thôn mới và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được nhìn nhận thấu đáo để sớm có biện pháp khắc phục.

Theo Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên nhân là các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là ở cơ sở còn chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc triển khai thực hiện các chương trình, việc cụ thể hóa các nghị quyết của Tỉnh ủy còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện các chương trình còn chưa sâu rộng; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, nhất là lực lượng làm công tác tuyên truyền chưa nắm chắc các chính sách, thiếu kỹ năng; việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia vào các chương trình chưa cao; còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn lực đầu tư của Nhà nước.

Một số nơi chỉ chú trọng đầu tư xây dựng mà chưa thật sự quan tâm đến việc hướng dẫn, hỗ trợ bà con vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai các mô hình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống cho người nông dân…

PV
Hiệu quả giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Phú Thọ
Hiệu quả giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Phú Thọ

Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Phú Thọ được phân bổ hơn 1.177 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 962 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 215 tỷ đồng để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN