Nỗ lực mang điện lưới quốc gia tới các bản vùng cao biên giới

Thông qua nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Kỳ Sơn đã được bố trí hơn 92 tỷ đồng, dự kiến năm 2024 sẽ triển khai.

Kỳ Sơn (Nghệ An) là một trong những địa phương khó khăn nhất cả nước, đầu năm 2021, toàn huyện vẫn còn đến 82 bản chưa có điện lưới quốc gia. Không có điện, người dân không thể ứng dụng các máy móc vào sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thời gian qua, Tổng công ty điện lực miền Bắc đã giành hơn 100 tỷ đồng, đưa điện đến hầu hết các thôn bản. Qua đó, giúp đồng bào có điều kiện phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Chú thích ảnh
Trường Tiểu học Keng Đu 2, huyện Kỳ Sơn, triển khai đổi mới hoạt động giảng dạy với sự hỗ trợ của ti vi, máy chiếu. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Hiện nay toàn huyện vẫn còn 15 bản và 4 khu tái định cư chưa có điện. Vừa qua, thông qua nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện đã được bố trí hơn 92 tỷ đồng, dự kiến năm 2024 sẽ triển khai.

Một trong những khó khăn nhất của đơn vị thi công và ngành điện khi đưa điện lưới đến các bản làng giáp tuyến biên giới là địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, thường xuyên xảy ra mưa, sương mù. Bên cạnh đó, đồng bào sống rải rác không tập trung nên phải kéo đường dây quá xa dẫn đến quá trình và thời gian thi công gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Đặng Thành Vinh, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Nghệ An cho biết, Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Nghệ An được Bộ Công Thương phê duyệt với tổng nguồn vốn hơn 782 tỷ đồng. Theo đó, dự án sẽ xây dựng mới hơn 0 km đường dây trung thế 35 kV; hơn 415 km đường dây 0,4 kV; 203 tram biến áp và lắp đặt công tơ cho trên 18.000 hộ dân thuộc 233 thôn, bản, 54 xã của 8 huyện. Riêng giai đoạn 2022-2023, đơn vị thực hiện cấp điện cho trên 7.200 hộ dân thuộc 96 thôn bản, 28 xã.

Theo ông Vinh, quá trình triển khai, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, từ thủ tục triển khai đến thi công. Đặc biệt là giải phóng mặt bằng, đòi hỏi quy trình thủ tục phức tạp, kéo dài như chờ họp thông qua danh mục các công trình, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác; lập phương án trồng rừng thay thế… 

Để giải quyết vấn đề này, Công ty Điện lực Nghệ An đã chủ động đề xuất với UBND tỉnh cho phép vừa thi công vừa làm giải phóng mặt bằng. Nhờ đó, đơn vị đã đảm bảo được tiến độ, hiện đơn vị đang phấn đấu đến đầu tháng 2/2024 sẽ đóng điện 4 trạm biến áp cuối cùng của dự án để cấp điện cho nhân dân trên địa bàn xã Tri Lễ huyện Quế Phong vui Tết Nguyên đán.

PV
Niềm vui của người thợ kéo điện vùng cao
Niềm vui của người thợ kéo điện vùng cao

Theo chân anh Hà Văn Chánh, cùng những người thợ điện - Đội quản lý điện lực huyện Bá Thước, Công ty Điện lực Thanh Hoá thi công lưới điện 3 pha, trong cái nắng cháy da buổi ban trưa ở thôn Cả, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tôi mới hiểu và cảm được phần nào sự gian khó của những người thợ điện nơi vùng núi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN