Một số địa phương tại Đắk Lắk thay đổi cấp độ dịch COVID-19

Theo Sở Y tế Đắk Lắk, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, số ca mắc COVID-19 ở tỉnh đang có dấu hiệu tăng nhanh, một số địa phương trong tỉnh thay đổi cấp độ dịch.

Chú thích ảnh
Lấy mẫu xét nghiệm tại sàng lọc SARS-CoV-2 tại TP Buôn Ma Thuột (ảnh tư liệu).

Cụ thể, từ ngày 8/5/2021 đến chiều 15/2/2022, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 19.062 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.811 trường hợp đang điều trị và 97 ca tử vong. Số ca mắc mới trong 7 ngày gần đây là hơn 2.000 ca, với số ca trong cộng đồng khá cao. Đơn cử như ngày 14/2, tỉnh ghi nhận 372 ca mắc mới, trong đó có 263 ca trong cộng đồng; ngày 15/2, ghi nhận 5 ca mắc mới, trong đó có 265 ca cộng đồng.

Về đánh giá cấp độ dịch, tỉnh Đắk Lắk đang ở cấp độ 1 với 12/15 huyện, thị xã thuộc "vùng xanh", có 3 huyện "vùng vàng". Trong đó, có 2 địa phương là huyện Ea Kar và thành phố Buôn Ma Thuột chuyển từ "vùng xanh" sang "vùng vàng" vào ngày 13/2.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh, sau Tết Nguyên đán, số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng. Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương không được chủ quan, lơ là, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tự giác thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, tăng cường việc quản lý di biến động công dân, chú trọng phát hiện sớm để cách ly, xử lý các trường hợp F0. Tỉnh tiếp tục triển khai tiêm vaccine tăng cường, chú trọng người có nguy cơ cao, người có bệnh nền, người cao tuổi; thực hiện tốt việc quản lý, điều trị F0 tại nhà đảm bảo an toàn, kịp thời cấp cứu, vận chuyển các trường hợp chuyển nặng, không để F0 điều trị tại nhà chuyển biến nặng mà không được xử lý kịp thời. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh căn cứ tình hình thực tế để triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh trong thời gian học sinh học trực tiếp tại trường học.

UBND tỉnh cũng giao ngành Y tế tỉnh nâng cao năng lực y tế cơ sở, đặc biệt là hiệu quả hoạt động của các Trạm y tế lưu động để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế từ sớm từ xa theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế. Trong đó, quan tâm công tác phòng, chống dịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; sẵn sàng ứng trực đường dây nóng y tế 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, kịp thời hướng dẫn người dân khi cần liên hệ; không để xảy ra tình trạng F0 đang điều trị tại nhà không liên hệ được với cơ sở y tế, không được cấp phát thuốc điều trị.

Tin, ảnh: Tuấn Anh (TTXVN)
Mở lại karaoke, vũ trường cần căn cứ cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương
Mở lại karaoke, vũ trường cần căn cứ cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương

Ngày 14/2, Bộ Y tế có công văn số 628/BY-DP trả lời công văn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc cho ý kiến về dự thảo Công văn tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (theo công văn số 353/BVHTTDL-VHCS ngày 28/1).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN