Báo cáo nhấn mạnh, ít nhất 12 quốc gia đã dùng đến "các biện pháp" này, thường là trước cuộc bầu cử hoặc thời gian diễn ra các cuộc biểu tình. Lần mới nhất là diễn ra tại Togo trong lúc phe đối lập gia tăng các cuộc biểu tình chống lại chính quyền đương nhiệm.
Theo báo cáo, việc cắt giảm Internet, dù là trong thời gian ngắn, nhưng nó đã làm rối loạn và cản trở sự tăng trưởng kinh tế, làm gián đoạn các dịch vụ thiết yếu và nhất là làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư cũng như làm suy xấu đi hình ảnh của đất nước.
CIPESA kêu gọi chính phủ các nước châu Phi ngừng sử dụng "phương thức" này. Vì theo tính toán của CIPESA, chỉ 36 ngày làm gián đoạn trang web hành chính (tính từ năm 2015) tại Ethiopia đã làm nước này thiệt hại khoảng 103 triệu euro. Riêng việc làm gián đoạn Internet trong 93 ngày tại 2 tỉnh nói tiếng Anh (nơi diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ đòi quyền tự trị) của chính quyền bang Yaoundé của Cameroon đã gây thiệt hại 31 triệu euro.
Theo CIPESA, gần đây, các biện pháp "tương tự" này đã được thực hiện thường xuyên vào đêm trước của kỳ thi tuyển quốc gia ở Ethiopia; trong suốt các cuộc bầu cử ở CH Chad, Gabon và Uganda; và trong suốt làn sóng biểu tình phản đối tại CHDC Congo, Burundi, Ethiopia và Togo. Tổng cộng, việc truy cập Internet đã bị làm gián đoạn với tổng cộng là 236 ngày ở châu Phi trong hai năm qua.
Nhóm nghiên cứu CIPESA nhấn mạnh "làm gián đoạn Internet" sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế và ngăn cản hoạt động thiết yếu bình thường của người dân và các doanh nghiệp.