Cụ thể, công nghệ lưu trữ dữ liệu vận hành vận tải (Tachograph) đã được chứng nhận hợp quy và đang được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Thiết bị này nâng cao chất lượng quản lý, thúc đẩy lái xe an toàn, ngăn ngừa tai nạn giao thông nhờ luật hóa việc lắp đặt của Chính phủ và các doanh nghiệp. Thực tế, áp dụng công nghệ này, riêng năm 2021, số vụ tai nạn giao thông tại Nhật Bản giảm còn dưới 50%, số người chết giảm còn dưới 1/4 so với đỉnh điểm.
Ngoài ra, công nghệ này còn giúp tăng tuổi thọ xe và giảm chi phí bảo trì. Đặc biệt, có kết quả còn cho thấy, một số chỉ số trong an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ được nâng cao lên đến trên 50%, cũng như đóng góp lớn vào việc giảm lượng phát thải khí CO2 ra môi trường.
Tại Việt Nam, công nghệ này đang bắt đầu hợp tác, chuyển giao công nghệ cho BA GPS phối hợp với các doanh nghiệp vận tải, tích hợp vào thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe vận tải. Qua đó, trong quá trình hoạt động vận tải, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam giảm được chi phí đầu tư và chi phí vận hành khi lái xe.
Đại diện các doanh nghiệp vận tải (Hiệp hội ô tô Việt Nam) trong quá trình ứng dụng công nghệ này phân tích, bình quân một xe tiêu thụ 30 triệu đồng/tháng tiền nhiên liệu, nếu áp dụng theo quy trình của Công ty Cổ phần Yazaki Energy Systems (Nhật Bản) chuyển giao sẽ làm lợi cho doanh nghiệp vận tải từ 2 - 3 triệu đồng/tháng/xe. Cả nước hiện có 1 triệu xe đã lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ làm lợi cho xã hội khoảng 20.000 tỷ đồng.
Theo ông Đào Thanh Anh, Chủ tịch BA GPS, khi áp dụng công nghệ Tachograph vào thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe vận tải, doanh nghiệp ngoài tiết kiệm được chi phí vận tải, còn góp phần giảm lượng khí thải ra môi trường khoảng 2.619 kg khí CO2/xe/năm; đồng thời kéo giảm được tai nạn giao thông hiệu quả hiện nay.