Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 lần thứ tư đã khiến lực lượng lao động giảm tới mức thấp nhất kể từ khi dịch xuất hiện. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp chung trên cả nước 9 tháng năm 2021 là 2,67%; trong đó khu vực thành thị là 3,58%, còn khu vực nông thôn là 2,15%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 9 tháng qua là 2,91%; trong đó khu vực thành thị là 3,78%; khu vực nông thôn là 2,39%.
Điều này đang khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng hàng ngày vẫn phải được bảo đảm ở mức tối thiểu, đặc biệt, sau giãn cách, nhu cầu này ngày càng tăng cao.
Đây cũng là thời điểm “tín dụng đen” có dấu hiệu hoạt động mạnh trở lại và thâm nhập sâu rộng vào từng ngõ ngách, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, khu vực tập trung nhiều lao động phổ thông. Các quảng cáo mời gọi cho vay tiền theo hình thức “tín dụng đen” của một số tổ chức, cá nhân cũng xuất hiện ở nhiều nơi, không ít người dân tìm đến hình thức này để vay tiền.
Theo Bộ Công Thương và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam sẽ trở thành xu hướng mới và giải pháp giúp đáp ứng nhu cầu của người dân trong và sau đại dịch, điều này sẽ góp phần vào việc đẩy lùi tín dụng đen. Người dân thuộc tầng lớp lao động bình dân, thu nhập trung bình-thấp cần đến loại hình tài chính tiêu dùng này để giải quyết vấn đề khó khăn trước mắt, đáp ứng các nhu cầu sống hàng ngày, sớm ổn định lại cuộc sống. So với việc đi vay nặng lãi tại những nguồn cung không hợp pháp thì vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng sẽ là sự lựa chọn khả quan, an toàn hơn cho người tiêu dùng.
Là công ty tiên phong và hiện chiếm phần lớn thị phần ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, FE CREDIT đang nỗ lực triển khai nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng với lãi suất phù hợp, với thủ tục đơn giản, hình thức linh hoạt, giúp khách hàng tiếp cận khoản vay dễ dàng và an toàn hơn và góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”.
Cụ thể, với mong muốn san sẻ với khách hàng phần nào gánh nặng trong cuộc sống và tài chính bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đồng thời tiếp sức cho mùa tựu trường đặc biệt 2021, FE CREDIT triển khai chương trình khuyến mại “Năm học mới bội chi? Có FE CREDIT lo gì!” bắt đầu từ nay đến 15/11/2021. Đây là dịp để các em học sinh, sinh viên có cơ hội đón năm học mới thật hứng khởi với nhiều quà tặng và giải thưởng hấp dẫn với tổng giá trị lên đến gần 9,4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nắm bắt sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân, FE CREDIT liên tục ra mắt các chương trình liên kết với các đối tác lớn như Grab, FPTShop, Shopee, Lazada, Momo… nhằm giúp các chủ thẻ tín dụng dễ dàng mua sắm, thanh toán tiện ích, mà vẫn hưởng ưu đãi hoàn tiền, nhận voucher giảm giá.
FE CREDIT cũng đang xây dựng mức lãi suất phù hợp để hỗ trợ khách hàng trong dài hạn. Đại diện công ty chia sẻ, trong 5 tháng đầu năm 2021, có tới 400.000 khoản vay được hưởng lãi suất ưu đãi, trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng. Hầu hết những khách hàng đang được công ty tập trung hỗ trợ đều thuộc nhóm có thu nhập thấp và trung bình, đồng thời bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN vào đầu tháng 9 sửa đổi bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, FE CREDIT đã xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong vòng 4 tháng cho các khách hàng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Trước đó, từ tháng 6/2021, FE CREDIT đã thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng theo nhóm nợ, đối với khách hàng bị quá hạn thanh toán. Các giải pháp này đã hỗ trợ gần 200.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số lãi phí hỗ trợ gần 215 tỉ đồng. Đây là một phần kết quả trong nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng mà FE CREDIT đã và đang triển khai hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Với nhận định khi nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch, cho vay tiêu dùng là ngành có nhiều cơ hội bứt phá, trong thời gian tới, FE CREDIT sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất hợp lý, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từ đó góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”.