Nhựa là một vật liệu có giá trị, đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo việc phân phối sản phẩm được diễn ra an toàn và hiệu quả, đồng thời phát thải ít carbon hơn nhiều so với những vật liệu thay thế khác. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm chính là nhựa lại tồn tại quá nhiều trong môi trường.
Trên thực tế, dự đoán khủng hoảng ô nhiễm nhựa sẽ gia tăng từ nay đến năm 2040 với lượng nhựa nguyên sinh được tạo ra nhiều gấp đôi và rác thải nhựa thải ra đại dương nhiều gấp bốn lần hiện nay.
Tuy nhiên, việc cấm nhựa hoàn toàn không phải là giải pháp, mà cần xuất phát ở việc giảm sử dụng nhựa nguyên sinh, đồng thời đảm bảo tất cả nhựa chỉ xuất hiện trong nền kinh tế tuần hoàn, nghĩa là xem nhựa như một nguồn tài nguyên thay vì chất thải.
Unilever hiện đang nỗ lực trên cả hai khía cạnh này, cam kết giảm 50% việc sử dụng nhựa nguyên sinh đến năm 2025 (một trong số đó thông qua việc loại bỏ hơn 100.000 tấn nhựa khỏi bao bì), đồng thời thiết kế tất cả các loại bao bì sản phẩm đảm bảo có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy hoàn toàn. Hiện nay, công ty đang thực hiện khá tốt theo lộ trình đặt ra.
Công ty cũng đã thực hiện ký kết các thỏa thuận, bao gồm Cam kết Toàn cầu về Nền kinh tế nhựa mới nhằm xóa bỏ chất thải và ô nhiễm nhựa tại nguồn, và nhiều Hiệp định về nhựa khác với mục đích kêu gọi các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ và doanh nghiệp cùng chung tay để đẩy nhanh tiến độ tái sử dụng và thay đổi mục đích sử dụng nhựa.