Lễ kết nghĩa anh em dân tộc Ê Đê

Theo truyền thống của dân tộc Ê Đê, Lễ kết nghĩa là một nét văn hóa đặc sắc thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, sinh hoạt giữa các cộng đồng dân tộc.

Dân tộc Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, việc kết nghĩa được làm hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp, nhằm mong muốn cho mọi người sống chan hòa, gắn bó nhau, cùng chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn.

Lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê (Đắk Lắk) đã được tái hiện trong không gian nhà dài tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lễ kết nghĩa anh em được thực hiện bởi Già làng, thầy cúng và người tham gia nghi lễ.


Theo truyền thống người được kết nghĩa phải có mặt sớm khoảng 5 giờ sáng, để chủ nhà mổ lợn và chuẩn bị buộc ché rượu.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng thần linh.

Người nhà mang con gà vào (gà còn sống), rửa chân và đầu gà, sau đó đưa ông thầy cúng.

Sau khi làm lễ, kể từ nay cho đến hết cuộc đời,  họ mãi mãi là anh em một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau.

Thầy cúng trao vòng cho gia đình dòng họ Niê, dặn dò hai người.

Người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, nên chủ nhà là người phụ nữ cầm cân trước, rồi đến đàn ông trong gia đình và dòng họ.

Thịt gà làm xong, bộ lòng của con gà được cho là quý nhất sẽ dành cho hai anh em kết nghĩa, thầy cúng được phần cái đầu và 1 đùi gà, phần còn lại của con gà là mời gia đình, họ hàng và làng xóm cùng với rượu.

Mọi người tham gia nghi lễ cùng thưởng thức rượu cần.

Tấu chiêng mừng cho lễ kết nghĩa.

Đại diện dân tộc Ê Đê, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglai thể hiện tình đoàn kết sau lễ kết nghĩa.

Kết thúc buổi lễ, đồng bào và du khách cùng tấu chiêng, hát những bài hát đặc trưng của Tây Nguyên.

Lê Phú/ Báo Tin tức
Độc đáo lễ hội vùng cửa biển Hà Tĩnh
Độc đáo lễ hội vùng cửa biển Hà Tĩnh

“Đền Cờn, Đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng” là lời truyền miệng trong dân gian xứ Nghệ khi nói về bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất nơi đây. Một trong số đó, Đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nổi tiếng bởi cảnh sắc đẹp và lễ tế giỗ ông hàng năm được coi là nét đẹp văn hóa độc đáo của ngư dân vùng cửa biển hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN