"Đảm bảo an toàn cho du khách Việt Nam khi đến Thái”

Từ đầu tháng 12/2011, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đang nối lại tour đi Thái Lan. PV Tin Tức đã có dịp trao đổi với ông Suraphon Svetasreni, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan xung quanh việc đảm bảo an toàn cho du khách khi đến Thái.




Ông Suraphon Svetasreni, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan.

Ông có thể cho biết tình hình lũ lụt đã ảnh hưởng như thế nào đến ngành du lịch Thái Lan?

Từ tháng 10, nước lũ tràn về Băng Cốc  đã gây ảnh hưởng nhiều tới vùng ngoại ô thủ đô Băng Cốc khiến nhiều du khách huỷ, hoãn chương trình du lịch đến Thái Lan. Lũ lụt gây thiệt hại đến nông nghiệp, một số khu công nghiệp. Trong tháng 10 và 11, lượng khách quốc tế đến Thái Lan sụt giảm; trong đó có khách du lịch Việt Nam do nhiều người lo sợ ảnh hưởng của lũ lụt. Theo tính toán, lượng khách tới Thái Lan giảm 450.000-750.000 lượt trong năm nay; thu nhập từ du lịch ước giảm 900 triệu USD, tương đương giảm 4-6%.

Trong năm 2010, có 450.000 khách Việt Nam tới Thái Lan và đây là thị trường quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi cam kết đảm bảo an toàn cho du khách Việt Nam khi đến Thái Lan và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.


 

Ông Suraphon Svetasreni trong buổi tiếp phóng viên Việt Nam.


Có thông tin cho rằng, điểm du lịch nổi tiếng là Hoàng cung Thái tại Băng Cốc và nhiều điểm du lịch khác bị ảnh hưởng do lũ lụt. Điều đó có đúng không, thưa ông?

Đối với Băng Cốc, lũ lụt chỉ ảnh hưởng khu vực ngoại ô. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Suvarnabhumi vẫn hoạt động bình thường, đầu mối giao thông của cả khu vực vẫn hoạt động bình thường. Theo thống kê của chúng tôi, 97% các điểm du lịch tại Thái Lan hoạt động bình thường. Duy nhất chỉ có điểm du lịch di sản Ayutthaya (đông bắc Thái, cách Băng Cốc hơn 100km) là bị ảnh hưởng nhưng đến nay nước đã rút và chúng tôi đang hoàn tất việc chỉnh trang, dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Với Hoàng cung Thái Lan, do ảnh hưởng của triều cường nên nước chỉ dâng lên gần đến Hoàng cung và sau 1 ngày nước đã rút. Đến nay, hoạt động tại điểm du lịch này đã trở lại bình thường.

 

Sau lũ lụt, thường sẽ kéo theo dịch bệnh, vậy Thái Lan có kế hoạch như thế nào để đảm bảo an toàn cho du khách, thưa ông?

Đúng là sau lũ lụt dễ phát sinh các bệnh ngoài da, tiêu chảy... Ngành du lịch cùng với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng dịch tại các điểm du lịch cũng như khách sạn, nơi vui chơi. Du khách thường lưu trú trong khách sạn và đây là những điểm thực hiện nghiêm về vệ sinh môi trường. Do vậy, du khách có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

 



Hoàng cung Thái Lan.


Thưa ông, Thái Lan có chính sách nào để thu hút khách trở lại sau lũ?

Trước tiên, chúng tôi chú trọng truyền thông và marketing, cung cấp thông tinh chính xác cho du khách về tình hình lũ lụt; tiếp đó giới thiệu sản phẩm mới, nhất là marketing online. Để khuyến khích khách trở lại Thái Lan nhiều lần, chúng tôi thực hiện chiến dịch “friends Thái Lan” (những người bạn nước Thái) theo hình thức CLB những người thích đi du lịch tới Thái và sẽ có chính sách giảm giá. Chúng tôi đã thử nghiệm ở Anh, thời gian tới sẽ mở rộng ra châu Á, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, du lịch Thái Lan và du lịch Việt Nam cùng hợp tác theo kế hoạch phát triển chung du lịch ASEAN theo hướng liên kết, hỗ trợ về truyền thông, quảng bá, nối tour du lịch để khách quốc tế sau khi đến Thái Lan có thể đến Việt Nam và ngược lại.


Xuân Cường

Khám phá thành phố "ma quỷ"
Khám phá thành phố "ma quỷ"

Pattaya là thành phố du lịch bậc nhất Đông Nam Á và còn được mệnh danh là thành phố “ma quỷ” đối lập với Băngcốc là thành phố “thiên thần”. Đến Pattaya, du khách còn được khám phá những nét văn hóa Thái khá đặc sặc với cách làm du lịch chuyên nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN