Các vị trí tiếp theo trong top 10 lần lượt là Sydney của Australia, Zürich của Thụy Sỹ, Copenhagen của Đan Mạch, Seoul của Hàn Quốc, Osaka của Nhật Bản, Melbourne của Australia và Amsterdam (Hà Lan).
Nghiên cứu trên phân tích các yếu tố như tội phạm, chất lượng chăm sóc sức khỏe và rủi ro thiên tai và tính điểm an toàn từ 0 đến 100, theo đó, những thành phố có số điểm thấp nhất là điểm đến an toàn nhất.
Dựa trên đánh giá của nghiên cứu, Singapore đạt 0 điểm. Trong số 60 thành phố được phân tích, Singapore có rủi ro thiên tai thấp nhất và rủi ro về cơ sở hạ tầng và sức khỏe thấp thứ hai.
Nghiên cứu cũng phân tích các rủi ro bảo mật kỹ thuật số, với khả năng tự do sử dụng Internet mà không sợ bị tấn công trực tuyến hoặc vi phạm quyền riêng tư. Singapore được đánh giá là có rủi ro bảo mật kỹ thuật số thấp thứ hai trong danh sách.
Trong số các thành phố, Tokyo được xếp hạng có rủi ro về y tế thấp nhất và rủi ro về an ninh cơ sở hạ tầng thấp thứ năm. Nhật Bản và Australia là hai quốc gia duy nhất có hai thành phố được xếp hạng trong danh sách top 10 của nghiên cứu.
Trong số các thành phố rủi ro nhất, chỉ có duy nhất Caracas của Venezuela đạt 100 điểm.
Thành phố Karachi của Pakistan được coi là thành phố rủi ro thứ hai trong nghiên cứu. Forbes Advisor đã phân loại Karachi là thành phố có mức rủi ro an ninh cá nhân cao nhất cũng như rủi ro về an ninh cơ sở hạ tầng cao thứ tư.
Yangon của Myanmar đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách thành phố không an toàn nhất thế giới đối với du khách, tiếp theo là Lagos của Nigeria, Manila của Philippines và Dhaka của Bangladesh.