Du khách về thăm Làng Sen, quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN |
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nam Đàn còn nhiều còn hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế. Lượng khách đến tham quan tuy đông nhưng thời gian lưu lại ngắn, chủ yếu là trong ngày.
Để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, huyện Nam Đàn đang tập trung khắc phục những tồn tại; thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch, coi đây là một trong những mũi nhọn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo đó, địa phương đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Huyện tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp một số công trình văn hóa tâm linh gắn với du lịch.
Huyện phối hợp với các sở, ngành và các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh Nghệ An để huy động nguồn lực cho phát triển du lịch; chấn chỉnh các hoạt động du lịch hiện có; quy hoạch gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian du lịch... Trong điều kiện nguồn lực ngân sách của tỉnh và của huyện còn hạn chế, huyện Nam Đàn chủ trương xã hội hóa việc tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn, trong đó khuyến khích sự đóng góp, tham gia của các doanh nghiệp và các cá nhân.
Một góc khuôn viên Chùa Thượng – Chùa Đại Tuệ trong ngày khánh thành. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN |
Hiện trên địa bàn huyện Nam Đàn, ngoài Khu di tích Kim Liên đang thu hút rất đông du khách đến tham quan, một số khu di tích lịch sử văn hóa tâm linh khác đang được đầu tư, nâng cấp, xây dựng để thu hút du khách, tạo điểm nhấn cho du lịch Nam Đàn. Chùa Đại Tuệ nằm trên địa bàn xã Nam Anh, huyện Nam Đàn đang được đầu tư phục hồi xây dựng, vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Lượng khách đến đây rất đông, có những ngày quá tải. Ngày 5/2, du khách đến chùa quá đông nên tuyến đường lên chùa đã bị ách tắc khoảng 5 km kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ.