Xao xuyến non nước Cà Mau

Nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào tháng 4/2010, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - Khu Ramsar mới của thế giới có tổng diện tích tự nhiên 41.862 ha mang những đặc thù về hệ động thực vật vô cùng phong phú.

Nơi đây có 93 loài chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 233 loài thủy sản, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: bồ nông chân xám, giang sen, rái cá, cầy giông đốm lớn, rùa hộp lưng đen, rùa răng, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam Bộ…; 60 loài thực vật bậc cao (gồm 26 loài cây ngập mặn), đặc biệt có 2 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam là đước đôi và quao nước.

Rừng ngập mặn Mũi Cà Mau còn có chức năng quan trọng về phòng hộ, chống gió, chống xói lở, cải thiện các nhân tố khí hậu, giảm biến động nhiệt độ và điều hòa mưa, giảm tốc độ tuần hoàn của nước, tăng thêm các hoạt động ngưng tụ trong khí quyển.

Ven rừng Ramsar Mũi Cà Mau (rừng được công nhận theo Công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước quan trọng). Ảnh: Huỳnh Lâm - TTXVN


Động vật đặc hữu trong Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh: Chí Bắc - TTXVN


Giang sen sinh sống trên vùng đất ngập nước. Ảnh: Võ Thanh Trà - TTXVN


Một góc khu Ramsar Mũi Cà Mau. Ảnh: Thanh Minh - TTXVN


Rừng ngập mặn Mũi Cà Mau. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng - TTXVN


Vươn ra biển. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng - TTXVN


Bồ nông - một cư dân quen thuộc. Ảnh: Võ Thanh Quang - TTXVN


Loài thủy sinh tại rừng ngập mặn Mũi Cà Mau. Ảnh: Võ Thanh Quang - TTXVN


Về thăm Đất Mũi - Cà Mau. Ảnh: Nguyễn Trọng Nguyễn - TTXVN



A.M (Chùm ảnh TTXVN)
Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới
Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới

"Tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới nếu không dừng bơm nước ngầm" là cảnh báo của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) nêu lên tại hội thảo “Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1 – sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau” diễn ra tại thành phố Cần Thơ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN