5 điều có thể bạn chưa biết về nơi Nhóm tứ tấu BOND dừng chân tại Hà Nội

Hãy cùng chúng tôi khám phá 5 điểm đặc biệt có thể bạn chưa biết về khách sạn Apricot.


Những ngày đầu tháng 10 vừa qua, người yêu nhạc tại Hà Nội đã có cơ hội hòa mình trong không gian âm nhạc đích thực để thưởng thức màn trình diễn đầy ấn tượng của nhóm Tứ tấu danh tiếng BOND trong khuôn khổ Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa (Monsoon Music Festival 2015). Đây là trải nghiệm không thể quên với những người yêu dòng nhạc cổ điển giao thoa (Classical Crossover). 


Nhóm BOND và đại diện khách sạn Apricot.

Lần đầu đến với Việt Nam, bên cạnh việc cống hiến cho khán giả những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, 4 cô gái tài năng của BOND đã có cơ hội khám phá thêm về văn hóa Việt nói chung và mỹ thuật Việt nói riêng trong thời gian lưu trú tại Khách sạn Apricot - một trong khách sạn sang trọng bậc nhất Hà Nội.


Hãy cùng chúng tôi khám phá 5 điểm đặc biệt có thể bạn chưa biết về khách sạn Apricot:


Tranh và tượng tại khách sạn Apricot.

1. 600 là số lượng nguyên tác hội họa, ký họa và điêu khắc được trưng bày tại khách sạn. Từ sảnh, hành lang, nhà hàng cho đến 123 phòng nghỉ sang trọng, ở bất cứ góc nào, du khách cũng có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của những họa sĩ hàng đầu Việt Nam như Phan Kế An, Mai Thứ, Bùi Hữu Hùng, Hồng Việt Dũng...

2. “Apricot” trong tên khách sạn ý chỉ “đóa hoa mai” – tượng trưng cho sự thanh nhã, sang trọng. Trong tản văn của mình về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Việt Hà – được độc giả biết đến với "Con giai phố cổ", tiểu thuyết "Cơ hội của Chúa", "Khải huyền muộn" và năm 2014 là "Ba ngôi của người" - đã từng so sánh sự xuất hiện của khách sạn Apricot như “tô thêm cho con phố vốn rêu phong cổ kính một nét sang trọng hiện đại. Hồ Gươm như thẳm xanh hơn khi một đóa mai tinh khiết đã kịp bừng nở ở ven hồ”.

Phố Hàng Trống cổ xưa với phòng Thương mại Pháp năm 1892.

3. Mảnh đất nơi khách sạn Apricot hiện diện đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử. Trong bộ tản văn mới xuất bản với tựa đề 5678 bước chân quanh Hà Nội, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến đã tổng hợp nghiên cứu về đất làng Tự Tháp xưa và hành trình từ làng Tự Tháp đến khách sạn Apricot. Ông viết: “Quay ngược bánh xe thời gian, vị trí khách sạn Apricot hôm nay nằm trên đất làng tranh Tự Tháp xưa nổi danh thiên hạ.” Cũng theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến “Năm 1892, toàn quyền Đông Dương Lanessan quyết định xây Phòng Thương Mại Pháp ở chính vị trí nền đình Tự Tháp. Lý do họ chọn vị trí này vì sau giải tỏa đình, nó là đất công và nằm ngay gần Ngân hàng Đông Dương (báo Nhân Dân hiện nay). Năm 1920, vị trí Phòng Thương mại Pháp ở Hàng Trống trở thành Trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương. Cuối năm 1940, khu đất Trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương (đã chuyển sang chỗ khác) bị bán đi và người trúng thầu là ông Công Tu Nghiệp (chủ khách sạn Phú Gia).

4. Sở hữu vị trí đắc địa, xưa kia đây là nơi tọa lạc nhà hàng/ khách sạn danh tiếng Phú Gia. Trải qua những thăng trầm của thời gian, cũng trên mảnh đất lịch sử này, khách sạn Apricot đã ra mắt với diện mạo hoàn toàn mới. Ngắm nhìn tòa nhà trắng kiêu sa với lối vào hình mái vòm theo phong cách tân cô điển, người dân Hà Nội đi từ ngỡ ngàng, đến cảm giác tự hào và hạnh phúc. Từ nay, trong bản đồ du lịch của Hà Nội, sẽ có thêm một điểm dừng chân không thể bỏ qua, nơi chứa đựng cả quá khứ, linh hồn của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

5. Ước mong Khách sạn Apricot là trở thành khách sạn biểu tượng của Hà Nội, mang nghệ thuật và văn hóa Việt Nam đến bạn bè thế giới. Trong chuỗi những khách sạn chuẩn mực thông thường, tin rằng Apricot là một viên ngọc ẩn mình mà một lần đến và trải nghiệm, bạn sẽ có những ấn tượng không thể quên.

Anh Minh
Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN