Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg, ngày 1/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là một trong 5 viện nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ thành lập. Viện Trần Nhân Tông cũng là cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao về Phật học (trước mắt là bậc Tiến sĩ).
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng tặng hoa chúc mừng Ban lãnh đạo Viện Trần Nhân Tông (ĐHQGHN). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN |
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội được bổ nhiệm kiêm giữ chức Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông. Phó Viện trưởng là PGS.TS Lại Quốc Khánh, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Chính trị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiêm Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông chia sẻ: Trần Nhân Tông là một ông vua, nhà tu hành mẫu mực của một thời đại Phật giáo và chính trị thế kỷ XIII. Đây là thời kỳ tinh thần dân tộc thăng hoa, văn hóa, tư tưởng và trí tuệ đạt tới tầm cao khó lặp lại trong suốt thời kỳ trung đại. Trần Nhân Tông là tên gọi, là một danh nhân, nh ưng cũng là một tinh thần, một giá trị của dân tộc.
Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập viện mang tên Trần Nhân Tông với mong muốn làm sống động lại và phát huy một tinh thần, đề cao trí tuệ, hoàn thiện con ng ười, khai mở những năng lực không giới hạn của trí tuệ và ý chí tu d ưỡng rèn luyện tuyệt vời của con người. Tinh thần này là sự kết hợp của tình yêu thương và hòa hợp, hòa bình hữu nghị, giữa tinh thần dân tộc và tinh thần bác ái nhân văn.
Dự kiến khóa đào tạo Tiến sĩ Phật học đầu tiên của Việt Nam sẽ tuyển
sinh vào tháng 9/2017. Đề án thí điểm đào tạo Ti ến sĩ Phật học được
thiết kế dựa theo thông lệ thế giới, chú ý tới đặc điểm Phật giáo Việt
Nam, Phật giáo Trúc Lâm và tư tưởng Trần Nhân Tông. Các đề tài, luận án
sẽ ưu tiên nghiên cứu giải quyết các vấn đề của Phật giáo Trúc Lâm, Phật
giáo Việt Nam , các vấn đề Phật giáo và xã hội, con người đương đại.
Tiến sĩ Phật học cũng cần có những trải nghiệm thực tế bên cạnh những
nghiên cứu sâu về lí thuyết: những vấn đề đặt ra trong quản lí tôn giáo,
chùa chiền, lễ hội; năng lực cần có của những người đi thuyết pháp …
Thời gian qua, Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trong đó có quá trình xây dựng đề án, điều tra khảo sát, trao đổi về định hướng lâu dài trong nghiên cứu và đào tạo của Viện, đặc biệt là kiến tạo chương trình đào tạo thí điểm Tiến sĩ Phật học và các định hướng đào tạo ngắn hạn khác.
Đại học Quốc gia Hà Nội cũng chuẩn bị nghiên cứu sâu về Phật học và Thiền phái Trúc Lâm, đồng thời xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu, kế hoạch nghiên cứu lâu dài.