Các phương pháp mà thầy Tùng giải thích là học sinh đưa về cùng cơ số, đặt ẩn phụ và sử dụng công cụ hàm số.
Cụ thể, phương pháp đưa về cùng cơ số là phương pháp đơn giản nhưng xuất hiện phần lớn trong đề thi. Nếu đề bài chưa xuất hiện cấu trúc cùng cơ số, thí sinh cần sử dụng các phép biến đổi liên quan đến hàm mũ hoặc hàm lôgarit để đưa bài toán về cấu trúc cùng cơ số. Muốn vậy, thí sinh cần phải có kiến thức nền tảng vững chắc.
Trong nhiều bài toán bất phương trình mũ hoặc lôgarit, thí sinh có thể biến đổi để xuất hiện các yếu tố đồng dạng, đó là những yếu tố lặp lại nhiều lần. Thay vì để lặp lại nhiều lần, thí sinh có thể sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ, đặt cho yếu tố đó một cái tên mới.
Đối với phương pháp sử dụng công cụ hàm số sẽ có hai cách trực tiếp là đạo hàm hoặc sử dụng hàm đặc trưng.
Dưới đây là video thầy Nguyễn Thanh Tùng phân tích cụ thể và ví dụ minh họa cho các phương pháp giải bài toán bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit: