Tri ân các thầy cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại Đức 

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 17/11, hòa chung không khí chào mừng nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức đã tổ chức buổi gặp mặt và giao lưu với các thầy cô giáo đang giảng dạy tại các trường, trung tâm tiếng Việt ở thủ đô Berlin và các thành phố phụ cận. 


Th

Chú thích ảnh
Tham tán Đặng Chung Thủy (người đứng thứ hai từ trái sang) phát biểu tại buổi gặp mặt. 

Tham dự buổi gặp có ông Đặng Chung Thủy, Tham tán - phó Đại sứ; bà Dương Thị Việt Thắng - Bí thư thứ nhất, Trưởng Bộ phận Giáo dục và lưu học sinh; ông Phạm Văn Mích - Tham tán, Trưởng Ban Công tác cộng đồng cùng một số cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và các thầy cô giáo hiện đang tham gia công tác quản lý và giảng dạy tại các trường ở Berlin và một số thành phố khác.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, bà Dương Thị Việt Thắng cho biết khác với mọi năm, cuộc gặp năm nay ngoài các thầy cô dạy tiếng Việt còn có thêm nhiều thầy cô giáo đang giảng dạy ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt có các thầy cô người nước ngoài tham gia giảng dạy hỗ trợ cho con em Việt Nam trong việc học tiếng Đức và các môn văn hóa khác.

Trong phát biểu của mình, bà Dương Việt Thắng cũng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các thầy cô giáo đang tham gia giảng dạy tiếng Việt tại Đức, góp phần không nhỏ vào việc duy trì và phổ biến ngôn ngữ mẹ đẻ cho các thế hệ con em người Việt đang sinh sống xa quê hương.

Chú thích ảnh
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm với các thầy cô giáo tại buổi gặp mặt. 

Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Tham tán Đặng Chung Thủy đã bảy tỏ sự cảm ơn sâu sắc cũng như ghi nhận những đóng góp và nỗ lực của các thầy cô giáo trong việc gìn giữ và phát huy tiếng Việt tại Đức, qua đó đóng góp vào sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ Việt-Đức. Tham tán Đặng Chung Thủy cũng khẳng định Đại sứ quán Việt Nam sẽ luôn đồng hành, giúp đỡ các thầy cô giáo tháo gỡ dần những khó khắn trong quá trình giảng dạy bằng việc tiếp tục hỗ trợ tài liệu, các giáo trình học cũng như nghiên cứu và tìm ra phương pháp tiếp cận hiệu quả, phù hợp dành cho người Việt Nam ở nước ngoài. 

Chú thích ảnh
Bà Dương Thị Việt Thắng (đứng đầu từ trái sang) chụp ảnh kỷ
niệm với các thầy cô tại buổi gặp mặt. 

Cũng trong cuộc gặp mặt, các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã lắng nghe những tâm tư, chia sẻ của các thầy cô giáo về những kinh nghiệm, những kỷ niệm trong công tác giảng dạy tiếng Việt tại Đức. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài cách thức dạy học truyền thống, các thầy cô giáo cũng đang hướng đến loại hình dạy học đa phương tiện, dựa trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội, giúp người học hứng thú và học tập hiệu quả hơn, đặc biệt là các bạn trẻ.

Nhiều thầy cô cho biết hiện nay nhiều nhà trẻ ở Đức đã bắt đầu mở các lớp dạy song ngữ tiếng Việt và tiếng Đức, qua đó không chỉ giúp cho trẻ em người Việt mà còn cả trẻ em người Đức và người nước ngoài đăng ký học những lớp này, có thể học tốt được cả tiếng Đức và tiếng Việt. Đây cũng chính là một hình thức tốt giúp phổ biến và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt ở nước ngoài.

Tin, ảnh: Anh Đức (TTXVN)
Những thầy cô giáo vùng cao, vùng sâu, vùng xa hết mình vì học trò
Những thầy cô giáo vùng cao, vùng sâu, vùng xa hết mình vì học trò

Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc và thầy giáo Đặng Văn Cương - người cha của những đứa trẻ H're trở thành Tác phẩm xuất sắc và nhân vật tiêu biểu nhất tại Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN