Mở đường Hồ Chí Minh: Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Năm 1959, cách mạng miền Nam đứng trước một bước ngoặt, đòi hỏi Đảng ta phải có quyết sách kịp thời. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15, khóa II (tháng 1/1959) về mở tuyến đường vận chuyển chiến lược từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, tháng 5/1959, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn công tác quân sự đặc biệt (sau gọi là Đoàn 559), làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng hóa, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ từ Bắc vào Nam và ngược lại. Con đường được khai sinh vào đúng ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên được mang tên đường Hồ Chí Minh.

Trong suốt 16 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959 - 1975), Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn đã phát huy vai trò to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 19, Cuộc tiến công chiến lược 1972, Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào và Đại thắng mùa Xuân 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước.

Chú thích ảnh
TTXVN/Báo Tin tức
65 năm mở đường Hồ Chí Minh: 'Địa chỉ đỏ' tri ân bộ đội Trường Sơn
65 năm mở đường Hồ Chí Minh: 'Địa chỉ đỏ' tri ân bộ đội Trường Sơn

Sự hy sinh anh dũng và to lớn của hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 (Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn) “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã làm nên tuyến đường Hồ Chí Minh vĩ đại. Các anh đã làm nên huyền thoại vĩnh hằng trong lịch sử của đất nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN