Kiara Nirghin, một nữ sinh Nam Phi, vừa giành giải thưởng “Ảnh hưởng Cộng đồng” tại Hội chợ Khoa học do Google tổ chức với công trình "Không còn vụ mùa khô hạn.”
Kết hợp vỏ của hai loại quả cam và bơ, cô bé tài năng này đã phát minh ra một loại polymer siêu thấm (SAP) có khả năng lưu trữ lượng nước lớn gấp trăm lần khối lượng thực, tạo ra vật dụng trữ nước cho phép nông dân bảo vệ cây trồng với chi phí tối thiểu.
(xem video pha chế polimer siêu thấm bên dưới):
Nói về nguồn cảm hứng phát sinh ra ý tưởng sáng chế chất liệu tiết kiệm này, Nirghin cho biết cô muốn giải quyết khía cạnh cấp bách nhất của cuộc khủng hoảng hạn hán toàn cầu: "Em muốn giảm thiểu tác động của hạn hán lên cộng đồng và lên các loại cây trồng".
Nirghin mô tả quá trình nghiên cứu của cô là "thử và thất bại". Cô đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm trước khi tìm ra công thức chính xác. Cô phát hiện các loại polymer siêu thấm đều có điểm chung là gồm chuỗi phân tử polysaccharide (chuỗi phân tử carbohydrate đa liên kết có chức năng lưu trữ). Nirghin cho biết: "Em phát hiện vỏ cam có chứa 64% polysaccharide và tác nhân pectin tạo gel. Đây thực sự là một lựa chọn tốt. Trong khi đó vỏ bơ có chứa dầu. Phơi hỗn hợp này dưới ánh mặt trời, chúng sẽ phản ứng với nhau và tạo ra một loại polymer cứng siêu thấm.
Trở thành người chiến thắng tại khu vực châu Phi, Nirghin được Google chỉ định làm cố vấn phát triển loại polymer siêu thấm này. Nirghin hy vọng sẽ sớm có thể kiểm nghiệm tác dụng trên các cánh đồng. "Nếu ý tưởng này được thương mại hóa và áp dụng cho các trang trại và cây trồng thực tế, chắn chắn rằng ảnh hưởng của hạn hán lên cây trồng sẽ giảm", cô gái lạc quan.