Vụ việc đã khiến các nhà quảng cáo hoài nghi về mức độ tin cậy của những số liệu mà mạng xã hội cung cấp, đồng thời kêu gọi có thêm các biện pháp xác thực từ tất cả các nền tảng kỹ thuật số.
Theo thỏa thuận dàn xếp được nộp lên Tòa án sơ thẩm liên bang ở bang California, hai bên đã nhất trí với mức tiền trên sau khi Facebook bị cáo buộc cung cấp số liệu sai trong suốt 18 tháng từ năm 2015-2016. Ước tính vụ việc đã ảnh hưởng đến khoảng 1,35 triệu nhà quảng cáo.
Năm 2016, Facebook thừa nhận đã sử dụng công thức không chính xác để tính toán thời lượng người dùng xem video. Điều này khiến nhiều nhà quảng cáo lầm tưởng rằng video của họ được ưa chuộng hơn. Facebook khẳng định sai sót này chỉ ảnh hưởng đến các video mà các nhà quảng cáo đăng miễn phí trên mạng xã hội và không ảnh hưởng đến những quảng cáo trả tiền.
Tuy nhiên, các nguyên đơn khẳng định các con số gây hiểu lầm này khiến họ đã chi nhiều hơn cho quảng cáo trả tiền trên Facebook. Một số nhà quảng cáo đã cáo buộc Facebook biết về các trục trặc của mình hơn một năm trước khi công bố thông tin. Theo họ, số lượng người xem trung bình đã bị thổi phồng lên từ 150%-900%, đồng thời coi hành vi này của Facebook là gian dối.
Sau khi sự việc được công bố, các thương hiệu đã thúc đẩy các nền tảng kỹ thuật số chịu trách nhiệm trong việc xác thực các con số mà họ cung cấp. Facebook, YouTube và Twitter đều đã làm việc với Hội đồng Xếp hạng truyền thông để kiểm tra các số liệu.