Với công trình nghiên cứu các tế bào cấu thành “hệ thống định vị của não bộ”, 3 nhà khoa học JohnO'Keefe (Mỹ), May-BrittMoservàEdvardMoser (đều người Na Uy) đã xuất sắc đạt giải Nobel Y học 2014 tại lễ công bố ngày 6/10 ở Stockholm, Thụy Điển, mở màn cho mùa Nobel năm nay.
Phát hiện “thế kỷ”
Dựa trên tinh thần do nhà sáng lập Alfred Nobel đề ra, Ủy ban Nobel đã đưa ra quyết định trên bởi “phát hiện của nhóm 3 nhà nghiên cứu đã giải quyết được một vấn đề vốn khiến bao nhà khoa học phải đau đầu trong suốt nhiều thế kỷ”. Khám phá về “hệ thống định vị não bộ” đã trả lời cho câu hỏi: Não bộ nhận biết và tạo ra mộtbản đồkhông gianxung quanh như thế nào và làm sao chúng ta có thểđiều hướng trong một môi trường phức tạp?
“Hệ thống định vị” trên được nhà khoa học người Mỹ John O’Keefe đang làm việc tại đại học University College of London khám phá đầu tiên vào năm 1971. Ông phát hiện ra rằng một loại tế bào thần kinh có tên hippocampus trong một vùng não của con chuột thí nghiệm đã luôn luôn được kích hoạt khi nó được đặt ở một nơi nhất định trong căn phòng. Còn khi đặt con chuột ở vị trí khác, sẽ có tế bào thần kinh khác được kích hoạt. Ông O'Keefe kết luận rằng những “tế bào vị trí” đã giúp con vật hình thành nên một“bản đồ” về căn phòng.
Ba nhà khoa đạt giải Nobel Y học từ trái qua: John O'Keefe, May-Britt Moser và Edvard Moser. Ảnh: AFP |
Hơn 3 thập kỷ sau, năm 2005, đôi vợ chồng May‐Britt và Edvard làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, đã phát hiện ra một thành phần khác cấu thành nên “hệ thống định vị” trong não bộ gọi là “tế bào mạng lưới”. Nghiên cứucủa họ cho thấy cách “tế bào vị trí” và“tế bào mạng lưới” giúp bộ nãođịnh vị và điều hướng.
3 đề cử cho Nobel Hòa bình
Giải Nobel năm nay có điểm thú vị đó là hai nhà khoa học người Na Uy May‐Britt Moser và Edvard Moser là đôi vợ chồng thứ 5 được nhận giải thưởng này, còn riêng bà May-Britt là người phụ nữ thứ 11 vinh dự nhận giải Nobel.
Theo chương trình công bố giải Nobel 2014, giải thưởng về Vật lý sẽ được công bố ngày hôm nay (7/10), tiếp đến là giải về Hóa học (8/10), Hòa bình (10/10) và Kinh tế (13/10). Giải Văn học sẽ được ban tổ chức thông báo sau. Riêng giải Nobel Hòa bình hiện đang gây xôn xao hơn cả khi có 3 nhân vật đặc biệt được đề cử bao gồm: Edward Snowden - người đã tố cáo vụ nghe lén động trời của tình báo Mỹ; Giáo hoàng Francis I và Malala Yousafzai - một nhà hoạt động nữ quyền 17 tuổi ở Pakistan. Mỗi giải thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,2 triệu USD) sẽ được đích thân nhà vua Thụy Điển Carl Gustaf trao cho người chiến thắng tại buổi lễ chính thức vào ngày 10/12 tới.
Nữ sinh người Pakistan Malala Yousafzai. |
Quỹ giải thưởng Nobel chính thức được thành lập ngày 2/6/1900 theo ý nguyện của nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel. Sau hơn 110 năm tồn tại, giải Nobel đã trở thành tấm gương phản chiếu lịch sử tiến bộ của loài người trong những lĩnh vực quan trọng nhất. Vẫn còn có rất nhiều ý kiến khác nhau về cách xét giải thưởng, nhưng phần lớn, những người được nhận giải thưởng Nobel đều là những người có cống hiến vĩ đại cho nhân loại.
Công đoạn chuẩn bị cho mùa giải Nobel thường được bắt trong khoảng một năm. Trong tháng 9, ban tổ chức gửi hơn 3.000 giấy mời đến những người có uy tín để đề cử ra nhân vật mà họ cho rằng xứng đáng được nhận giải. Sau đó ủy ban trao giải sẽ xem xét và công bố vào tháng 10 năm sau. Trong giai đoạn 1901-2013 đã có 561 giải Nobel được trao tặng cho 876 cá nhân và tổ chức trên thế giới. Tên của những người đề cử và nội dung các cuộc thảo luận của ủy ban xét giải được giữ kín trong suốt 50 năm.
Từ năm 1901-2013 đã có 104 giải Nobel Y học được trao cho người xứng đáng. Bác sĩ người Mỹ Peyton Rous là người lớn tuổi nhất từng đạt giải này ở độ tuổi 87 cho công trình khám phá ra vai trò của virus trong việc lây truyền một số loại bệnh ung thư. Còn nhà sinh lý học Frederick Banting có công phát hiện ra hoóc-môn insulin, là người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Y học khi mới 32 tuổi. |
Hoàng Trang