Bằng chứng đầu tiên chứng minh sự tồn tại của châu lục đó xuất hiện sau khi một số phần dưới Ấn Độ Dương có trường hấp dẫn mạnh hơn các cùng còn lại, điều đó đồng nghĩa với việc vỏ Trái Đất tại những nơi đó dày hơn. Các nhà khoa học suy luận có lẽ đã có một vùng đất chìm xuống và gắn liền vào đáy đại đương.
Đảo Mauritius là một trong những khu vực có trường hấp dẫn rất mạnh. Vào năm 2013, nhà nghiên cứu Lewis Ashwall cùng các đồng nghiệp tại Đại học Witwatersrand ở Nam Phi đã đề xuất thuyết có lẽ đảo núi lửa này “ngự” trên một châu lục cổ.
Mặc dù đảo Mauritius xuất hiện cách đây 8 triệu năm trước, tuy nhiên, một số loại tinh thể khoáng ở vùng biển xung quanh đảo có tuổi đời lên tới gần 2 tỷ năm.
Bên cạnh đó, mới gần đây, đội ngũ của Ashwal tìm thấy loại tinh thể có tuổi đời lên tới 3 tỷ năm. Qua quá trình phân tích chi tiết, các nhà khoa học này hi vọng sẽ tái dựng lại lịch sử địa chất của một châu lục mất tích.
Họ đặt tên cho châu lục này là Mauritia. Họ phán đoán khoảng 85 triệu năm trước, Mauritia là một châu lục nhỏ - chỉ bằng khoảng 1/4 đảo Madagascar, nằm giữa Ấn Độ và đảo quốc này Sau đó, Ấn Độ và Madagascar bắt đầu tách rời, và từ đó Mauritia cũng bị kéo giãn, chia thành nhiều phần nhỏ.
Ông Martin Van Kranendonk – hiện làm việc tại Đại Học New South Wales ở Australia nhận xét: “Nó giống chất dẻo platixin: khi một châu lục bị kéo giãn thì nó ngày càng mỏng hơn và bị phân thành nhiều miếng nhỏ. Và sẽ mỏng đến mức bị chìm xuống dưới đáy biển”.
Trong khi đó, giáo sư Alan Collins tại Đại học Adelaide ở Australia cũng cho biết phát hiện nhiều phần của châu lục cổ ở phía Tây Australia và nằm phía dưới Iceland. “Chúng ta càng thám hiểm phía sâu dưới đáy đại dương, chúng ta càng tìm thấy nhiều vết tích của các châu lục cổ”.