Nhân bản chuột từ… một giọt máu ở đuôi

Các nhà khoa học tại Trung tâm Sinh học Riken của Nhật Bản đã nhân bản thành công một con chuột từ một giọt máu nhỏ lấy từ đuôi của của chuột "mẹ". Con chuột sinh sản vô tính này thuộc giống cái, đã sinh con và có đời sống bình thường.

 

Ảnh minh họa: Internet.


Đây là lần đầu tiên một con chuột được tạo ra từ những tế bào máu ngoại vi ở đuôi. Trước đó, giới khoa học nước này từng nhân bản chuột từ tế bào bạch cầu ở gan và hạch bạch huyết.

 

Các nhà nghiên cứu tại Ricken cho hay, sau khi lấy máu ở đuôi chuột, họ đã tách riêng bạch cầu và dùng nhân tế bào này để cấy vào buồng trứng đã được loại bỏ DNA cá nhân của con vật mang thai hộ. Được biết quá trình này giống với quá trình sinh sản vô tính chú cừu Dolly nổi tiếng trước đây.

 

Giáo sư Robi Lovell-Badge tại Viện nghiên cứu Y học Quốc gia MRC của Anh đã đánh giá bước tiến mới này như một “thành tựu mới chỉ ra rằng có thể sinh sản vô tính chuột từ nhiều loại tế bào, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu để bảo tồn các loài động vật quý hiếm”.



Hoàng Trang (theo Dailymail)

 

Lời giải cho hiện tượng kỳ bí ‘đá tự di chuyển’
Lời giải cho hiện tượng kỳ bí ‘đá tự di chuyển’

Những hòn đá lớn tự di chuyển, để lại dấu vết dài trên nền cát khô cứng tại hồ nước cạn Racetrack Player tại Thung lũng Chết (Mỹ). Bí ẩn này vẫn được các nhà khoa học để ngỏ trong gần 1 thế kỉ qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN