Phát hiện dấu vết loài bò sát cổ hơn 200 triệu năm

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra dấu chân hóa thạch có từ cách đây khoảng 247 đến 248 triệu năm tại dãy núi Pyreness, Tây Ban Nha, mà họ cho là của một loài bò sát chưa từng biết đến trước đây.

Trong một tuyên bố, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tổng hợp Barcelona và Viện nghiên cứu Cổ sinh vật học Catalan cho biết dấu chân hóa thạch được tìm thấy cùng với một loạt dấu vết hóa thạch của tổ tiên các loài cá sấu và khủng long, thuộc nhóm Archosauromorpha vốn thống trị khu vực sông Pyrenees cổ đại. Các nhà khoa học đã đặt tên loài bò sát mới này là Prorotodactylus mesaxonichnus. Họ cho rằng loài bò sát này có hình dáng giống cá sấu nhưng chân to hơn và thân dài khoảng 1,5 m.

Theo các nhà nghiên cứu, những dấu chân hóa thạch mà họ tìm thấy tại dãy núi Pyreness thuộc các động vật cổ đại di chuyển bằng cả 4 chi và thường để lại dấu vết đuôi của chúng. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm kiếm các mẫu xương hóa thạch của những động vật này.

Theo giả thuyết của các nhà khoa học, khoảng 252 triệu năm trước đây, một cuộc Đại tuyệt chủng tàn khốc đã hủy diệt sự sống trên Trái đất, khiến 90% các loài sinh vật biến mất mãi mãi.

TTXVN/Tin Tức
Cư dân mạng 'nháo nhào' vì vật màu đen kỳ bí lướt qua Mặt Trăng
Cư dân mạng 'nháo nhào' vì vật màu đen kỳ bí lướt qua Mặt Trăng

Một hình thù kỳ dị màu đen xuất hiện sát Mặt Trăng rồi biến mất đang trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên mạng xã hội trong thời gian gần đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN