Theo Daily Star, vật thể bí ẩn mới được phát hiện được các nhà khoa học đặt tên là DeeDee. Dù DeeDee là một khối cầu lớn như một tiểu hành tinh song các nhà thiên văn học vẫn chưa đưa ra xác định chính thức và tạm thời gọi đây là vật thể.
DeeDee cách Mặt Trời khoảng 13,8 tỷ km, quay hết một vòng quanh Mặt Trời mỗi 1.100 năm. Ánh sáng từ DeeDee phải mất 13 giờ để tới được Trái Đất.
DeeDee được một trạm quan sát ở Chile phát hiện trong một cuộc tìm kiếm lớn đã tìm thấy gần 1,1 tỷ vật thể trong không gian. Phần lớn trong số đó là những ngôi sao và các Dải Ngân Hà ở xa.
Chỉ một phần trong số những vật thể này là những vật thể đáng lưu tâm trong Hệ Mặt Trời. DeeDee xuất hiện 12 lần trên tổng số 15.000 tấm ảnh được chụp trong dự án.
Các nhà khoa học hy vọng việc nghiên cứu DeeDee có thể giúp giới khoa học giải quyết những bí ẩn về chính Trái Đất.
David Gerdes, nhà nghiên cứu dẫn đầu, giáo sư tại Đại học Michigan, cho biết có khả năng có những vật thể lớn hơn đang ẩn nấp ở phần xa bên ngoài Sao Diêm Vương, tại một khu vực có rất nhiều vật thể mang hình dạng hành tinh.