Hai hình ảnh chụp cách nhau một năm, cho thấy mặt trăng quay quanh hành tinh lùn OR10 năm 2007.
|
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ba đài quan sát không gian khác nhau để xác nhận một mặt trăng đang quay quanh hành tinh lùn OR10 2007 có biệt danh “Bạch Tuyết”.
“Bạch Tuyết” là hành tinh rộng 1.530km, trong khi mặt trăng mới được đo có đường kính khoảng 240-400km. Chúng nằm trong dải Kuiper giá lạnh, ở bên ngoài Hệ Mặt Trời, ở phía bên kia Sao Hải Vương.
Mặt Trăng được phát hiện trong những hình ảnh lưu trữ của “Bạch Tuyết” do kính viễn vọng Hubble của NASA chụp lại. Các quan sát đầu tiên về hành tinh lùn bằng kính thiên văn Kepler của NASA đã thông báo cho các nhà thiên văn học về khả năng có một mặt trăng xoay xung quanh nó.
Khám phá này đồng nghĩa rằng các nhà thiên văn học đã tìm thấy các mặt trăng xoay xung quanh hầu hết các hành tinh lùn ở dải Kuiper. Khám phá mới nhất này cung cấp cho các nhà nghiên cứu những đầu mối có giá trị về cách các mặt trăng hình thành trong Hệ Mặt Trời trong thời kỳ non trẻ.
Ông Csaba Kiss ở Đài quan sát Konkoly ở Budapest, Hungary nói: “Việc phát hiện các vệ tinh xoay xung quanh tất cả các hành tinh lùn lớn được biết - ngoại trừ Sedna - có nghĩa là vào thời điểm các hành tinh này hình thành hàng tỷ năm trước, các va chạm đã xảy ra thường xuyên hơn và đó là một hạn chế đối với các vật thể hình thành… Nếu có va chạm thường xuyên, thì khá dễ dàng để hình thành các vệ tinh”.
Các nhà khoa học lý luận rằng các vật thể có khả năng va vào nhau nhiều hơn vì khu vực này khá đông đúc. Tốc độ của các vật va chạm cũng đóng một vai trò quan trọng vì nó không thể quá nhanh hoặc quá chậm.