Theo đó, virus Kiwira, một loại hantavirus, đã được phát hiện trong loài dơi thò đuôi tại Tanzania và CHDC Congo. Có 6 trong 334 con dơi ở Tanzania và 1 trong 49 con dơi tại CHDC Congo các nhà khoa học nghiên cứu có mang virus Kiwira.
Tờ Daily Mail (Anh) cho biết chưa có bằng chứng cho thấy virus Kiwira gây nguy hiểm cho người nhưng các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu theo dõi.
Hantavirus thường được phát hiện trong loài gặm nhấm và lây lan sang con người qua tiếp xúc với con vật nhiễm virus.
Chi tiết về virus Kiwira đã được đăng tải trên tạp chí Viruses. Bà Sabrina Weiss tại Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Quốc tế ở Berlin (Đức), người dẫn đầu các nhà nghiên cứu, nhấn mạnh rằng loài dơi thò đuôi sống tại khu vực rộng lớn ở châu Phi hạ Sahara. Các nhà khoa học cảnh báo loài dơi này có xuất hiện ở khu vực có người sinh sống do vậy cần xem xét nguy cơ virus Kiwara lây lan sang người.
Mức độ tác động lên con người còn dựa trên loại Hantavirus. Virus Sin Nombre lây lan từ chuột nhắt hoang tại Mỹ có thể mang tỷ lệ tử vong 1/3 ở con người. Trong khi đó, virus Puumala có tỷ lệ tử vong là gần 1/200.
Giáo sư dự bị Chelsea Wood tại Đại học Washington (Mỹ) cho biết: “Điều đáng sợ nhất về virus lây truyền từ động vật là quá trình này thường xảy ra. COVID-19 là một ví dụ”.
Trong tháng 6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo về COVID-19, trong đó đánh giá nhiều khả năng dơi là loài truyền virus sang người.