Ngày 2/4, ông Juvenal Rodríguez Reséndiz - Điều phối viên về Kỹ thuật tự động hóa của UAQ, cho biết thiết bị gồm một bộ xử lý số kích thích các tế bào thần kinh thính giác, cho phép xác định trẻ sơ sinh có khả năng nhận thức âm thanh hay không.
Theo đó, chiếc máy này phát ra tín hiệu ở một bộ phận được cấu hình bởi một thuật toán để xác định các tần số kích thích đến thính giác của trẻ. Một tín hiệu sẽ được gửi đến thính giác nhằm kích thích các tế bào thần kinh và một số vùng của vỏ não, sau đó được thu nhận lại và gửi đến bộ vi xử lý để đưa ra kết quả.
Theo ông Reséndiz, trẻ sơ sinh chưa thể giải thích bằng lời nói khi chúng ta phát những tín hiệu kích thích lên các tế bào thần kinh thính giác, nhưng thông qua sự phản ứng của não bộ có thể đưa ra chẩn đoán nhanh.
Việc sáng chế thành công thiết bị chẩn đoán nhanh bệnh điếc ở trẻ sơ sinh là thành quả của sự phối hợp giữa các chuyên gia kỹ thuật trên các lĩnh vực tâm lý học và y học, kỹ thuật tự động hóa, cơ điện tử, thiết bị đo đạc và kiểm soát quá trình, y sinh học, công nghiệp và sản xuất, thiết kế kỹ thuật công nghiệp của UAQ.