Trước đó, chiều 5/5, tên lửa đẩy Trường Chinh-5B thế hệ mới cỡ lớn đã được phóng đi từ Trung tâm Phóng vệ tinh Văn Xương ở phía Nam tỉnh Hải Nam, mang theo một phiên bản thử nghiệm tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới và một khoang chứa hàng vào không gian. Tàu vũ trụ và khoang chứa hàng được lập trình để tự quay về Trái Đất vào ngày 7/5.
Đây là chuyến bay thử nghiệm quan trọng trong việc hiện thực hóa những tham vọng của Trung Quốc vận hành một trạm vũ trụ lâu dài và đưa các nhà du hành tới Mặt Trăng. Tuy nhiên, trong thông báo mới đưa ra CMSA cho biết khoang chở hàng gặp trục trặc trong hành trình trở về Trái Đất. Cơ quan này cho biết hiện các chuyên gia đang phân tích dữ liệu về sự cố nhưng không nêu chi tiết.
Khoang chở hàng này chỉ được thiết kế để chở thiết bị, không chở người. Nguyên mẫu thử nghiệm này do Tập đoàn Công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc phát triển. Khoang chở hàng được trang bị một tấm chắn nhiệt "có thể bơm phồng", vốn đang được các cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ và châu Âu thử nghiệm, để dần thay thế các tấm chắn nhiệt kim loại nặng hơn và làm giảm số lượng hàng hóa có thể được mang theo vào vũ trụ trong một lần phóng.
Trung Quốc phóng thành công tên lửa Trường Chinh-5B sau hai lần thất bại với Trường Chinh 7A hồi tháng 3 và Trường Chinh 3B hồi đầu tháng 4. Những năm gần đây Băc Kinh đầu tư mạnh cho chương trình không gian với mục tiêu bắt kịp Mỹ, quốc gia duy nhất từng đưa người lên Mặt Trăng. Trung Quốc dự định sẽ bắt đầu lắp đặt Trạm vũ trụ Thiên Cung từ năm 2020 và hoàn tất vào năm 2022.
Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên có tàu vũ trụ đáp thành công xuống phần tối của Mặt Trăng hồi tháng 1/2019, và triển khai một robot thăm dò khu vực. Tới nay robot thăm dò đã di chuyển được khoảng 450 m.