Tiểu hành tinh Kepler62e và Kepler62f gần kề Trái Đất. |
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên website arxiv.org, các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Harvard và Oxford đã dự báo về việc sự sống còn kéo dài được bao lâu xung quanh hành tinh chúng ta.
Theo phác thảo nghiên cứu, thời kỳ khi sự sống có thể phát triển gần một ngôi sao là phụ thuộc trực tiếp vào độ dài của cuộc sống của chính hành tinh đó. Ngoại lệ duy nhất là khi ngôi sao chấm dứt sự tồn tại do những nguyên nhân phi tự nhiên, chẳng hạn như trong vụ va chạm siêu mạnh với một thiên thể khác hoặc dưới tác động của thế lực hủy diệt.
Những hành tinh giống như Mặt trời trong quá trình tiến hóa của nó trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau (vàng lùn, tiền khổng lồ, khổng lồ đỏ) còn sau đó sau 10 tỷ năm sẽ biến thành sao lùn trắng. Trong mỗi giai đoạn này, hành tinh tiến hóa đó có thể làm các điều kiện trên hành tinh lân cận không thích hợp cho sự sống. Như vậy, theo quan điểm của các nhà khoa học, thời gian tồn tại của những ngôi sao ổn định nhất - cũng có nghĩa là độ dài sự sống trên các hành tinh gần nó — là vào khoảng 10 tỷ năm.