Phát hiện đại dương ngầm khổng lồ

Đại dương khổng lồ này nằm bên dưới lớp vỏ trái đất trên lãnh thổ Canada và được hình thành từ thời cổ đại trong các điều kiện áp suất và nhiệt độ cao (1530°C).

Các nhà địa hóa học Nga, Đức và Pháp đã tìm thấy ở độ sâu 410 - 660 km dưới bề mặt của Trái đất một đại dương thời kỳ thái cổ (2,7 tỷ năm tuổi) với thể tích lớn hơn nhiều lần kích thước đại dương trên thế giới.

Đại dương khổng lồ này nằm bên dưới lớp vỏ trái đất trên lãnh thổ Canada và được hình thành từ thời cổ đại trong các điều kiện áp suất và nhiệt độ cao (1530°C). Nước ở đây bị khóa trong cấu trúc tinh thể của các khoáng chất.

Trước đây, các nhà khoa học đã nghi ngờ về sự tồn tại của một đại dương ngầm, nhưng nghiên cứu đã tiến hành cho phép đánh giá kích thước của nó và qua đó tuyên bố về sự tồn tại của một đại dương khổng lồ bên dưới bề mặt Trái đất. Nhiều khả năng, bể chứa nước ngầm đã sinh ra trong các giai đoạn đầu của sự phát triển hành tinh.

Theo Sputnik
Phát hiện đại dương lớn nhất trong vũ trụ
Phát hiện đại dương lớn nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học mới đây đã phát hiện một đại dương lớn chưa từng thấy trong vũ trụ, gắn liền với chuẩn tinh APM 08279+5255.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN