Người đàn ông đi trên ao cạn nước ở Ấn Độ. Ảnh: AFP
|
Phát hiện này nêu trong bài báo đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
"Tai họa thiên nhiên gắn với khí hậu có tiềm năng "bùng nổ" đặc biệt, tự thể hiện mình qua thảm kịch trong những xã hội đa sắc tộc. Thảm họa khí hậu không trực tiếp gây ra bạo lực nhưng lại có thể đẩy tăng nguy cơ mạo hiểm phát triển cuộc xung đột vốn đã manh nha. Thoạt nhìn thì khẳng định này có vẻ chủ quan thiên kiến không mấy có lý, nhưng chúng tôi đã chứng minh được rằng trên thực tế khách quan đúng là như vậy", chuyên viên Carl Schleussner từ Viện PIK ở Potsdam (Đức) tuyên bố.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khí tượng học và sử học cố gắng tìm hiểu sự dao động của khí hậu trong những giai đoạn lịch sử quá khứ và thậm chí trong mấy thập kỷ qua đã ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình lịch sử. Thí dụ, gần đây họ đã xác minh được rằng đợt lạnh hồi thế kỷ thứ VII có thể là nguyên nhân gây ra đại dịch hạch trong Đế chế Byzantine và tạo nền tảng cơ sở của Caliphate Ả Rập hùng mạnh.
Khi theo dõi liên hệ giữa tần suất thiên tai với chỉ số kinh tế của các nước, chuyên viên Schleussner và các đồng nghiệp của ông đã chỉ ra rằng, ở mức độ lớn, những dao động tự nhiên và nhân văn có ảnh hưởng nhiều đến các quốc gia đa sắc tộc hơn là những đất nước với đặc tính sắc tộc đồng nhất. Tổng cộng các nhà nghiên cứu đã phân tích 30 năm gần đây trong đời sống tất cả các nước trên Trái đất và phản ứng của các cộng đồng cư dân trước những cú sốc chấn động khí hậu.
Ở công trình phân tích này, các nhà nghiên cứu dựa trên hai yếu tố - mức độ biến đổi khí hậu là hiện tượng mạnh mẽ và bất thường đến đâu, và khoảng bao nhiêu thời gian trôi qua giữa biến động tự nhiên và biến động chính trị khác nhau tại các nước bị bao trùm bởi biến động khí hậu.
Hóa ra là khoảng 10% các cuộc xung đột vũ trang nổ ra trong thời gian này đều gắn với tình trạng tự nhiên hoặc đơn giản là xung đột nặng nề hơn trong bối cảnh thảm họa khí hậu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng - từ 0,1% GDP hoặc cao hơn nữa. Nếu gộp tất cả các cuộc xung đột, chứ không chỉ riêng chiến tranh, thì khi đó tỷ lệ lên đến 23%.
Điều thú vị là, mối quan hệ tương tự giữa xung đột và khí hậu ghi nhận mạnh hơn cả ở các nước có nhiều nhóm dân tộc sinh sống hoặc đã đi qua ranh giới văn hóa và lịch sử.
Tính đến thực tế sự thay đổi khí hậu do con người gây ra sẽ dẫn đến hạn hán thường xuyên hơn, sóng nhiệt và những hiện tượng thời tiết dị thường cực đoan khác trong những năm tới, các nhà khoa học dự đoán rằng sẽ có nhiều cuộc xung đột ở Trung Á và Trung Đông, nơi ghi nhận mức độ tiếp xúc cao giữa sự kiện khí hậu với đặc tính quốc gia đa sắc tộc và đa tín ngưỡng.