Theo tờ Strait Times, phát biểu tại lễ khánh thành, Bộ trưởng Tài nguyên nước và Môi trường Singapore, bà Amy Khor thông báo số ca nhiễm sốt xuất huyết tại nước này trong năm nay đã xấp xỉ 15.000 người, trong đó có 20 người tử vong.
Số liệu thống kê của Bộ Y tế Singapore cho thấy số người mắc dịch bệnh do muỗi gây ra đã tăng cao đáng kể trong vòng 4 năm qua. Bà Amy Khor nói: “Sự tăng đột biến này là do số lượng muỗi tăng cao cộng với thời tiết nóng ẩm của năm nay”. Nhiệt độ cao hơn không chỉ giúp muỗi sinh sản nhanh hơn và còn khiến virus sốt xuất huyết tái tạo nhanh hơn, khiến nó dễ dàng lây lan sang người.
Ủy ban Môi trường Quốc gia (NEA), quản lý cơ sở nuôi muỗi tại Ang Mo Kio, đã bắt tay vào nghiên cứu phương pháp cấy vi khuẩn Wolbachia để giảm số lượng muỗi Aedes từ ít nhất 5 năm trước.
Các nhà khoa học cấy khuẩn Wolbachia cho muỗi đực sau đó thả chúng ra để giao phối với con cái. (Xem video phân loại ấu trùng muỗi bằng phương pháp Fay-Molan. Nguồn: Strait Times)
Trứng của chúng sẽ không thể nở vì không tương thích về mặt sinh học. Wolbachia là loại vi khuẩn thường thấy tại một số loại côn trùng, song không xuất hiện ở muỗi Aedes.
Thí nghiệm của các nhà nghiên cứu nhiều nước cho thấy muỗi nhiễm Wolbachia sẽ được tăng cường hệ miễn dịch vào bảo vệ nó khỏi các loại virus, chẳng hạn như sốt xuất huyết. Muỗi Aedes không đốt người. Wolbachia cũng không lây nhiễm cho người hay các động vật có vú khác.
Con người sẽ bị sốt cao, đau xương, nhức đầu và phát ban sau khi bị muỗi cái Aedes nhiễm virus sốt xuất huyết đốt. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị xuất huyết trong, suy nội tạng và tử vong. Hiện tại căn bệnh này chưa có vaccine phòng chống hay bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào.