Theo đó, giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Quảng Bình sẽ thực hiện chuyển đổi khoảng 0 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ và 100 tàu cá hoạt động ở vùng lộng đang làm khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề mà địa phương đang có định hướng phát triển.
Cùng đó, tỉnh sẽ chuyển đổi 130 tàu cá hoạt động ở vùng biển khơi; trong đó, tập trung chuyển đổi các tàu làm nghề lưới kéo, rê thu ngừ sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần. Đồng thời, tập huấn, đào tạo nghề cho khoảng 2.700 ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề phù hợp với nghề chuyển đổi mới.
Đến năm 2045, tỉnh Quảng Bình phấn đấu cơ bản hoàn thiện việc chuyển tàu cá làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi hải sản, môi trường, hệ sinh thái của các vùng biển. Qua đó, nhằm từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi; cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Quảng Bình sẽ triển khai một số cơ chế, chính sách như: hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai tác hải sản trên các vùng biển xa; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và thủy sản hàng năm; xây dựng thí điểm, nhân rộng và chuyển giao mô hình chuyển đổi nghề nghiệp, ưu tiên những mô hình chuyển đổi tạo được nhiều việc làm cho lao động.
Năm 2023, tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Quảng Bình ước đạt gần 98.000 tấn, tăng 4,2% so với năm 2022.