Cần có cơ chế, chính sách đột phá

Các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên… có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển, là cửa ngõ phía Bắc của quốc gia, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Đây là điều kiện quan trọng để đưa các tỉnh có cửa khẩu trở thành tỉnh kết nối kinh tế biên mậu trong hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và với các nước khác. Với lợi thế này, các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc có thể cùng các tỉnh biên giới phía Bắc, liên kết đề xuất các chủ trương, cơ chế chính sách đột phá về thể chế, hạ tầng nhằm triển khai mạnh mẽ thương mại biên giới trở thành thế mạnh trong tái cơ cấu kinh tế…

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc: Phát triển các chuỗi giá trị hàng hóa


Trong những năm tới, các tỉnh vùng Tây Bắc lưu ý cần quy hoạch phải thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị hàng hóa nông sản có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Phân tích, lựa chọn những chuỗi hàng hóa cấp địa phương, cấp vùng; lựa chọn những chuỗi hàng hóa có ưu thế cạnh tranh nhất đề đầu tư phát triển gắn liền với quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đi cùng với phát triển doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vào, đầu ra và thị trường cho ngành nông nghiệp.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trong từng giai đoạn phải đi cùng với việc hỗ trợ cho chuỗi giá trị hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao. Với tư tưởng đổi mới như vậy, các địa phương sẽ hiểu được lợi thế so sánh của mình để liên kết, phân công hợp tác xây dựng lại các vùng chuyên canh liên huyện, tập trung cao, quy mô hàng hóa lớn. Cần xây dựng hệ thống giám sát đánh giá việc thực hiện những nội dung liên kết vùng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm ở cấp địa phương. Về xây dựng thể chế, cơ chế thực hiện liên kết vùng, Chính phủ đã nhất trí với một số đề xuất, dự án của các địa phương, trong đó đối với chủ trương để cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy phát triển đúng tầm tạo động lực liên kết vùng, đồng ý và giao cho tỉnh Hà Giang chủ động phối hợp với các bộ, ngành báo cáo đề xuất cụ thể...

Đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang: Phát triển trên quan điểm “một trục - hai hướng”


Là tỉnh biên giới phía Bắc duy nhất có đường biên giới giáp với cả hai thị trường lớn và đang phát triển mạnh của Trung Quốc, Hà Giang có cơ hội lớn xuất khẩu hàng hóa có thế mạnh của tỉnh và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu để phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Cuối năm 2014, cửa khẩu Thanh Thủy đã được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy cũng đang từng bước hoàn thiện, cùng với hệ thống các cặp cửa khẩu song phương, cặp chợ biên giới hoạt động sôi động tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trao đổi hàng hóa, giao thương giữa Hà Giang với các địa phương Trung Quốc.

Từ năm 2010 - 2014, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh (trong đó phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Thanh Thủy) tăng tương đối mạnh. Các loại hàng hóa xuất khẩu qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo gồm nông sản, quặng các loại, hoa quả tươi, hải sản khô… Hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: điện năng, xe ô tô các loại, linh kiện ô tô, hoa quả tươi… Hàng tạm nhập tái xuất gồm linh kiện điện tử, quả dược liệu và một số loại hóa chất… Ngoài ra, với lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch, Hà Giang có lợi thế trong việc phát triển nguồi tài nguyên này trên cơ sở mở rộng hợp tác với các tỉnh Đông Bắc Việt Nam, xa hơn là tăng cường hợp tác với Trung Quốc, khai thác các tuyến du lịch ở các khu vực dọc biên giới hai nước Việt Trung, đa dạng hóa các loại hình du lịch, thí điểm thực hiện loại hình du lịch cộng đồng.

Hà Giang đã xác định phát triển trên quan điểm “một trục - hai hướng” như kết nối Đông Bắc và Tây Bắc, kết nối một trục giữa các tỉnh Hà Tuyên - Vĩnh Phú trước đây với thị trường Châu Văn Sơn (Trung Quốc) là một lợi thế không chỉ của Hà Giang, mà lợi thế của các cơ quan trung ương, các địa phương cùng tổ chức thực hiện. Muốn vậy, cần phải có cơ chế phù hợp, hợp tác thích hợp, liên kết chặt chẽ, thông tin đầy đủ, xác lập sản phẩm và dịch vụ có thế mạnh để cùng phát triển.


PGS Nguyễn Hồng Sơn, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội: Đối mặt với thách thức


Bên cạnh những cơ hội về hội nhập kinh tế khu vực, Thương mại biên giới của Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức.

Trước hết, đó là sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa Trung Quốc qua con đường thương mại biên giới sẽ ngày càng gia tăng khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan có xu hướng ngày càng nới lỏng và thậm chi xóa bỏ. Đặc biệt, khó khăn chính của Việt Nam nằm ở năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp (liên quan đến nhiều nguyên nhân như hạn chế về hạ tầng, bao gồm cả các yếu tố hạ tầng cứng như đường sá, cảng biển, năng lượng,… và hạ tầng mềm như hệ thống pháp lý, bộ máy hành chính…; hạn chế về nguồn nhân lực, nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân trong việc ứng xử với quá trình hội nhập kinh tế...). Các thách thức này sẽ khiến Việt Nam không chỉ khó khăn trong việc hội nhập AEC, mà còn cả trong việc tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường do AEC đem lại.

Thứ hai, thách thức trong việc quản lý đối với con người, phương tiện vận tải và hàng hóa di chuyển qua biên giới. Các hoạt động này được tạo thuận lợi hơn đồng nghĩa với việc hệ thống quản lý cần chuyên nghiệp và sát sao hơn với mục tiêu thuận lợi hóa nhưng vẫn đảm bảo an ninh, trật tự và chủ quyền, chống buôn lậu. Thứ ba, những vấn đề xảy ra trong thời gian gần đây gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, do đó các kế hoạch hợp tác sẽ có thể bị đình trệ hoặc thay đổi.

PGS.TS. Đinh Văn Thành, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ


Các tỉnh vùng Tây Bắc thường là những tỉnh nghèo, nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại rất hạn chế, nguồn vốn của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có hạn. Chính vì vậy, hạ tầng thương mại vừa thiếu, vừa không đồng bộ đã làm cho thương mại biên giới phát triển hết sức khó khăn. Dó đó, phải tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Do đó, cần phát triển mạng lưới chợ biên giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ngoài việc đảm bảo việc trao đổi hàng hóa của cư dân vùng biên giới, chợ biên giới còn có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Chính vì vậy, cần tập trung rà soát địa bàn biên giới để nâng cấp, cải tạo các chợ hiện đang hoạt động mà cơ sở vật chất còn thiếu thốn và xác định nhu cầu xây dựng mới chợ biên giới ở các xã biên giới, nơi nhân dân có nhu cầu mở chợ. Song song với đó cũng cần phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn nhằm kêu gọi các doanh nghiệp trong nước, đầu tư xây dựng chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu ở quy mô hạng I và hạng II.

Đối với các Trung tâm thương mại và siêu thị cần thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt. Vốn để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như trung tâm thương mại, siêu thị sẽ do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, Nhà nước có thể hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Phát triển trung tâm logistics tại khu vực cửa khẩu quốc tế, đây là công trình đòi hỏi vấn đầu tư lớn, thời gian khấu hao lâu do vậy ngoài hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Đầu tư xây dựng kho hàng công kèm với cơ sở sấy khô thảo quả và các loại lâm đặc sản khác, đây là những công trình mang tính chất an sinh xã hội, hỗ trợ bà con có điều kiện kinh tế khó khăn, Nhà nước có thể, ngoài hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của kho bảo quản hàng hóa, những hạng mục còn lại như cơ sở sấy khô thì kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp.

Phạm Ngọc Duy
Cơ hội để Hà Giang phát triển thương mại
Cơ hội để Hà Giang phát triển thương mại

Cơ hội trong đầu tư nâng cấp và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Hà Giang đã được phê duyệt góp phần lựa chọn thu hút đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN