Theo ông Nguyễn Hữu Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Tổng cục Thuế, Thông tư số /2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hoá đơn điện tử do Bộ Tài chính ban hành quy định từ ngày 1/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, theo Luật Quản lý thuế số , thì đến ngày 1/7/2022 mới là thời hạn cuối cùng bắt buộc chuyển sang hóa đơn điện tử.
Ông Nguyễn Hữu Tân cho biết, trong thời gian chuyển tiếp này, nếu doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hóa đơn điện tử như đã khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử, có hệ thống công nghệ thông tin kết nối với cơ quan thuế rồi, thì doanh nghiệp cũng nên chủ động chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử.
Với những cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin và tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, những cơ sở này phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Căn cứ vào dữ liệu này, cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở sản xuất kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
Theo hướng dẫn của Thông tư , trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
Thông tư cũng nêu rõ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị… sẽ áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Tổng cục Thuế cho biết, sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp người mua thuận tiện trong việc lưu trữ, tránh thất lạc và thông tin luôn minh bạch. Với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, các chi phí mua bán sẽ thể hiện trên hệ thống của ngành thuế để phục vụ kê khai khi tính số thuế phải nộp
Ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín cho biết, việc áp dung hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm thời gian chi phí cho việc kê khai, quản lý sử dụng, lưu trữ và báo cáo hóa đơn; hạn chế những sai sót, rủi ro và những gian lận về hóa đơn. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử được hưởng những chính sách giá, khuyến mại tốt từ các nhà cung cấp hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng với việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử do việc áp dụng hóa đơn điện tử cần có hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, vấn đề bảo mật thông tin…
Trước các ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, Nghị định 119 quy định về hóa đơn điện tử đã được ban hành và được hướng dẫn bởi Thông tư . Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế vừa được Quốc hội thông qua cũng có một số nội dung mới về hóa đơn điện tử và chứng từ điện tử. Do đó, Quốc hội đã giao cho Chính phủ có hướng dẫn chi tiết hơn về chứng từ điện tử và hóa đơn điện tử.
Vì vậy, Bộ Tài chính sẽ phải xây dựng một nghị định trình Chính phủ để thay thế Nghị định 119. Những nội dung của Thông tư số mang tính chất quy định về thủ tục hành chính sẽ nâng lên cấp nghị định để hướng dẫn cụ thể; trong đó có quy định thực hiện hóa đơn điện tử trong một số trường hợp đặc biệt như: thanh toán tiền điện, tiền nước thì lập hóa đơn, chứng từ điện tử như thế nào, cách kê khai và nộp thuế như thế nào cho phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, để mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử.