Ngành đã đổi mới toàn diện quy trình sản xuất, kinh doanh, đáp ứng ngày càng hiệu quả cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ ra rằng, để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp thực phẩm quốc gia, tăng cường nhận thức về giá trị thực phẩm Việt Nam, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng bộ, ngành, địa phương, cơ quan hữu quan và doanh nghiệp đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển sản phẩm; trong đó, có thể kể đến những hoạt động tổ chức sản xuất, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Bộ Công Thương cũng không ngừng nỗ lực mang đến những cơ hội thiết thực, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp thực phẩm tiếp cận xu hướng mới của thị trường thực phẩm toàn cầu. Cùng với đó, Bộ Công Thương phát huy vai trò cầu nối cho cộng đồng doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến thực phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hiện tại, trong định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, bộ, ngành, cũng như nhiều địa phương đã và đang thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường, hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý và đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn. Điển hình, khai thác hiệu quả cơ hội mở cửa thị trường từ những cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trọng Hiệp định Thương mại tự do để đẩy mạnh vào thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN...
Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp có thể bám sát định hướng về mặt hàng, thị trường xuất khẩu tại chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 20230 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022. Trên cơ sở này, doanh nghiệp chủ động gia tăng tỷ trọng sản phẩm chế chiến sâu, có giá trị kinh tế, linh hoạt thích ứng và vượt qua rào cản thương mại, cũng như phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài.
Tại hội nghị, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến nghị, muốn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm của đa dạng thị trường toàn cầu, ngành công nghiệp thực phẩm cần nâng cao nhận thức và quan niệm về tính an toàn của sản phẩm, cải tiến sản xuất từ số lượng sang chất lượng.
Ngoài ra, ngành cần hình thành những đầu mối thiết lập cơ chế hợp tác giữa cơ quan quản lý - doanh nghiệp - người sản xuất, nhằm đảm bảo toàn về chất lượng và số lượng cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Cụ thể, bộ, ngành phát huy vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất và chế biến xuất khẩu, xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng an toàn sản phẩm; trong đó, cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế chính sách khuyên khích đầu tư máy móc thiết bị và nghiên cứu sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu của ngành công nghiệp thực phẩm.
Còn ở góc độ chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu, bà Đặng Thanh Vân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần và thương hiệu Thanhs cho hay, đối với chiến lược cất cánh thương hiệu nông sản - thực phẩm Việt Nam phải xác định nhóm thương hiệu chủ lực xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ tại thị trường các nước trọng điểm; trong đó, vấn đề nghiên cứu khoa học để chứng minh các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm theo quy định từng quốc gia là vấn đề cần được ưu tiên trong thời gian tới.
Hơn thế nữa, tập trung truyền thông thương hiệu Quốc gia bằng sứ mạnh của chất lượng thương hiệu Quốc gia đi cùng với cộng đồng doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam ở giai đoạn hậu COVID-19. Riêng đối với nhóm nông sản - thực phẩm không có thể mạnh xuất khẩu, ưu tiên phát triển thị trường trong nước thì thúc đẩu tăng năng lực xâu dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý đi kèm truy xuất nguồn gốc.