Tuy nhiên, đồng yen, vốn đặc biệt nhạy cảm với chênh lệch lãi suất dài hạn giữa Mỹ và Nhật Bản, có nguy cơ kéo dài chuỗi giảm giá gần đây lên bảy tuần, ngay cả khi đồng tiền này đã mạnh lên vào ngày 3/3, với lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm từ mức cao nhất gần bốn tháng là 4,1%.
Thị trường tiền điện tử đã bị ảnh hưởng tiêu cực khi cuộc khủng hoảng “nhấn chìm” ngân hàng tiền điện tử Silvergate trở nên tồi tệ hơn, với các đối thủ nặng ký trong ngành bao gồm Coinbase Global và Galaxy Digital đã loại bỏ Silvergate khỏi danh mục đối tác ngân hàng của họ.
Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của “đồng bạc xanh” so với rổ tiền tệ, giảm 0,17% xuống 104,78, từ mức cao nhất kể từ ngày 6/1 là 105,36. Kể từ tuần trước, chỉ số đồng USD đã trượt 0,43%.
Chủ tịch Fed bang Atlanta Raphael Bostic cho biết, đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao nên việc Fed tăng lãi suất "chậm và ổn định sẽ là hướng hành động phù hợp", bất chấp số liệu mới về thị trường lao động bổ sung cho chuỗi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của nước này.
Các nhà phân tích tham gia thăm dò ý kiến của Reuters cho biết, sức mạnh đồng USD gần đây chỉ là tạm thời và đồng tiền này sẽ suy yếu trong suốt cả năm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang cải thiện và kỳ vọng Fed sẽ ngừng tăng lãi suất trước thời hạn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng được cho là sẽ bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp kích thích bất thường sau khi Thống đốc Haruhiko Kuroda mãn nhiệm vào tháng tới.
Dữ liệu lạm phát của Nhật Bản trong tháng 2/2023 đã vượt mục tiêu của BoJ trong tháng thứ chín liên tiếp, giảm từ mức cao nhất trong 42 năm.
JPMorgan dự kiến sẽ không có thay đổi nào trong quan điểm hoặc tín hiệu chính sách của BoJ tại cuộc họp cuối cùng của ông Kuroda vào cuối tuần này, cùng ngày Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng Hai.