Gia tăng sản lượng tôm nuôi phục vụ chế biến xuất khẩu

Nhằm gia tăng sản lượng tôm phục vụ chế biến xuất khẩu, UBND tỉnh Cà Mau đang nỗ lực chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Chú thích ảnh
Nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN

Địa phương tăng cường chỉ đạo thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, xem đây hoạt động ưu tiên hàng đầu; đồng hành cùng doanh nghiệp để duy trì ổn định sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,3 tỷ USD trong năm nay.

Tỉnh phát triển ổn định diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung, nhất là gia tăng sản lượng, chất lượng tôm nuôi thâm canh và siêu thâm canh gắn với bảo vệ môi trường.

Cơ quan chức năng tỉnh khuyến cáo người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cần tính toán giảm các khâu trung gian, giảm bớt chi phí đầu tư không cần thiết để gia tăng lợi nhuận; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chú trọng phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm theo chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn ASC) để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, tăng lợi nhuận, gia tăng lợi thế cạnh tranh của tôm Cà Mau trên trị trường quốc tế.

Cùng với đó, giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm có sự liên kết hợp tác chặt chẽ lâu dài trong sản xuất theo hướng hai bên cùng có lợi; đặc biệt là có giải pháp ổn định đầu ra, giá cả con tôm nguyên liệu, tích cực hỗ trợ người nuôi tôm phát triển mô hình nuôi tôm "sinh thái", nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế...

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Cà Mau Dương Vũ Nam, tỉnh khuyến khích doanh nghiệp rà soát, xây dựng dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, chiến lược xuất khẩu gắn với việc đổi mới công nghệ, cải tiến dây chuyền, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật tình hình giá cả hàng hóa, biến động cung - cầu trên thị trường thế giới; thông tin về các biện pháp xử lý của các đối tác nhập khẩu để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh; nắm bắt diễn biến thị trường củng cố thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới, tranh thủ cơ hội ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.

7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Cà Mau ước đạt 690 triệu USD, bằng 53,1% kế hoạch, giảm 17,3% so cùng kỳ. Cụ thể, xuất khẩu thủy sản ước đạt 612,3 triệu USD, bằng 51% kế hoạch, giảm 9,5% và xuất khẩu phân bón ước đạt 73,24 triệu USD, bằng 77,1% kế hoạch, giảm 53,6% so cùng kỳ năm 2022.

Lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang phát triển theo hướng ổn định, sản lượng tôm gia tăng so cùng kỳ năm trước.

Tỉnh hiện có diện tích nuôi tôm siêu thâm canh đạt gần 4.642 ha, diện tích nuôi tôm thâm canh đạt hơn 1.7 ha. Cụ thể, diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh phát triển ổn định, lũy kế đạt hơn 6.0 ha, bằng 97,9% kế hoạch, bằng 86,3% so cùng kỳ năm trước, diện tích đang thả nuôi khoảng 73%.

Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng đang phát triển rất ổn định với khoảng 179.764 ha, diện tích đang thả nuôi đạt 100%, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng sản lượng tôm của toàn tỉnh đạt 145.522 tấn, bằng 59,9% kế hoạch, tăng 6,6% so cùng kỳ năm trước.

Do giá tôm nguyên liệu bị sụt giảm so với tháng trước đó, trong khi giá vật tư đầu vào gia tăng, khiến người nuôi tôm, doanh nghiệp ở Cà Mau gặp khó khăn, lợi nhuận sụt giảm.

Kim Há (TTXVN)
Tôm liên tục giảm giá, người nuôi khó duy trì sản xuất
Tôm liên tục giảm giá, người nuôi khó duy trì sản xuất

Trong những tháng đầu năm, giá tôm liên tục giảm và kéo dài đã khiến việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với người dân nuôi tôm tại Bạc Liêu - một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm lớn của cả nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN