Theo Bộ Tài chính, bên cạnh việc xây dựng các chính sách theo kế hoạch được giao,Vụ Đầu tư đã chủ trì và phối hợpvới các bộ, ngành và đơn vị liên quan tham gia nhiều đề án quan trọng, trong đó có những đề án mang tính tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc thi hành các luật liên quan đến quản lý đầu tư, quản lý tài chính, giải ngân, như: Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo Nghị quyết 35/NQ-CP. Theo đó, một số nội dung quan trọng cần được gỡ sớm như: Bỏ quy định thủ tục xét chuyển kéo dài, việc ứng trước dự toán thực hiện theo Luật NSNN; các dự án sử dụng nguồn tăng thu, dự phòng; xử lý trình tự thủ tục giao vốn nguồn vốn vay tín dụng, nguồn thu để lại chưa đưa vào cân đối NSNN.
Theo ông Tuấn Anh, năm qua, Vụ Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành và Kho bạc Nhà nước để xử lý và nhập thông tin về kế hoạch vốn trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); rà soát giải ngân số vốn ứng trước ngân sách Trung ương chưa thu hồi của các địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của các cơ chế chính sách liên quan đến tiến độ giải ngân.
Ước tính thanh toán vốn NSNN năm 2016 là hơn 209.094 tỷ đồng, đạt 82,9% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Các bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân vốn NSNN đạt 83,5%, cao hơn với tỷ lệ 82% của các địa phương. Tỷ giải ngân tính đến thời điểm này đã có chiều hướng tích cực hơn nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Do sự vướng mắc, thiếu đồng nhất giữa các văn bản hướng dẫn luật khiến các đơn vị gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án, đặc biệt là các dự án khởi công mới. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư của các dự án còn chậm so với quy định; công tác đấu thầu, thi công công trình, nghiệm thu khối lượng thanh toán chưa thực hiện ngay từ đầu năm nên việc giải ngân cho dự án còn chậm; chưa giải quyết dứt điểm vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng,