“Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020 - 2025 với nhiều mục tiêu chạy nước rút để đảm bảo hoàn thành. KBNN là một mắt xích trong hệ thống tài chính chắc chắn sẽ bị tác động vởi những thách thức này. Chính phủ tăng cường đầu tư công sẽ tác động đến hoạt động của KBNN về giải ngân và huy động vốn”, bà Trần Thị Huệ cho biết.
Theo Phó Tổng Giám đốc KBNN, năm 2025, Bộ Tài chính giao cho KBNN huy động vốn qua phát hành Trái phiếu Chính phủ (TPCP) đợt 1 là 500.000 tỷ đồng. “Đây là thách thức lớn đối với KBNN", bà Trần Thị Huệ cho biết.
KBNN đã đề ra 12 nhóm giải pháp cụ thể triển khai trong năm 2025, trong đó có các nhiệm vụ về huy động vốn, quản lý ngân quỹ, quản lý quỹ NSNN, cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo an ninh an toàn tài sản Nhà nước giao cho Kho bạc quản lý.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Pháp chế (KBNN) cho biết, năm 2024, KBNN tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn hệ thống và đã đạt được những kết quả tích cực.
Tỷ lệ thu NSNN bằng tiền mặt so với tổng thu qua KBNN năm 2024 còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023); tỷ lệ chi NSNN bằng tiền mặt so với tổng chi qua KBNN năm 2024 còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Năm 2025, KBNN phấn đấu không còn chi tiền mặt qua KBNN.
Đến hết ngày 31/12/2024, tổng thu NSNN lũy kế đạt 2.0.1 tỷ đồng, bằng 119,82% so với dự toán năm 2024 được giao. Hệ thống đã kiểm soát chi thường xuyên đạt 1.1.542 tỷ đồng, bằng 92,1% dự toán, cao hơn 165.208 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, tương ứng mức tăng 7,4% về tỷ lệ so với dự toán; thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 là 540.534,3 tỷ đồng; bằng 79,5% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch năm 2024 Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua KBNN.