Trong khi đó, tại thị trường Singapore sáng 26/12, vàng xuống giá trong một phiên giao dịch ảm đạm ở thời điểm Năm Mới đã cận kề.Kim loại quý này đang phải đối phó với sức ép ngày một gia tăng khi chứng khoán phục hồi và “sức khỏe” kinh tế Mỹ không ngừng cải thiện. Nhân tố Mỹ đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một “nơi trú ẩn an toàn”.
Vào lúc 7 giờ 13 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.201,71 USD/ounce.
Vàng đang hướng tới mức giảm gần 30% trong năm 2013, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1981, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến bắt đầu thu hẹp quy mô của chương trình mua trái phiếu từ tháng 1/2014.
Như vậy, vàng đã kết thúc 12 năm hoàng kim dưới sự “bảo hộ” của chính sách lãi suất thấp và các biện pháp kích thích tiền tệ được nhiều ngân hàng trung ương triển khai trên quy mô toàn cầu.
Thống kê cho hay lượng đơn đặt hàng chế tạo lâu bền của Mỹ tăng trong tháng 11/2013. Đặc biệt, thước đo về mức chi dự kiến của các doanh nghiệp vào tư liệu sản xuất đã tăng với tốc độ mạnh nhất trong gần một năm qua. Đây là những dấu hiệu cho thấy đà đi lên ổn định của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong một thông tin có liên quan, “tận dụng” quy định cho phép mỗi cá nhân được mang 1 kg vàng vào Ấn Độ, người Ấn Độ ở hải ngoại đang tích cực chuyển vàng về nước. Xu hướng này giúp các công ty thương mại Ấn Độ đối phó với quy định hạn chế nhập khẩu vàng ở thời điểm cao trào của mùa cưới.
Sáng 26/12, tại thị trường châu Á, giá
dầu tăng cao trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về tình hình nguồn cung
khi tình trạng bạo lực tại Nam Sudan ngày càng leo thang.
Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg |
Tại
sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 2/2014
giao dịch ở mức 99,49 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao
cùng kỳ hạn tăng 20 xu lên 112,10 USD/thùng.
Tại Nam Sudan - quốc
gia sản xuất dầu mỏ mới nổi - xung đột đã nhanh chóng lan rộng, chỉ
trong hơn một tuần, hàng nghìn người được cho là đã thiệt mạng, ít nhất
90.000 người bị mất nhà cửa. Bạo lực bùng phát ở thủ đô Juba sau khi
chính phủ của Tổng thống Salva Kiir cáo buộc binh sĩ trung thành với cựu
phó Tổng thống Riek Machar âm mưu tiến hành đảo chính. Từ đó, sản xuất
dầu mỏ, chiếm 95% GDP của Nam Sudan, đã bị tác động mạnh từ các cuộc bạo
loạn. Điều này đã làm gia tăng thêm các lo ngại về tình hình gián đoạn
nguồn cung trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang chờ
đợi bản báo cáo dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ sẽ được công bố vào ngày
mai (27/12), nhằm nắm được chính xác tình trạng nhu cầu tại nền kinh tế
lớn nhất thế giới này. Các nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát của
Wall Street Journal dự đoán dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước giảm
2,2 triệu thùng.
Hương Giang, N.L (Theo Reuters/AFP)