Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trao đổi văn kiện hồi tháng 2/2015. Ảnh: Reuters
|
Cũng trong năm này, Trung Quốc đã trở thành điểm đến lớn thứ ba của hàng hóa có xuất xứ từ CAN, chiếm khoảng 10,3% tổng số hàng xuất khẩu. Trong đó, Peru với trị giá 6, tỷ USD, chiếm tới 50,5% tổng số hàng xuất khẩu của CAN sang Trung Quốc. Colombia đứng thứ hai với 42,5% giá trị, tiếp theo là Ecuador và Bolivia, lần lượt chiếm 3,8% và 3,2% tổng số hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Sản phẩm hàng hóa của CAN xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm nhựa đường (,7%). Ngoài ra, còn có đồng và các sản phẩm làm từ đồng (25,3%).
Ngược lại, Trung Quốc là bạn hàng nhập khẩu lớn thứ hai của CAN, chủ yếu là các sản phẩm như điện thoại di động, các thiết bị viễn thông cho tới các loại máy móc hạng nặng, chiếm khoảng 18,4% tổng giá trị hàng xuất khẩu.
Tính chung trong cả khối CAN, Colombia nhập khẩu 11,79 tỷ USD trị giá hàng hóa từ Trung Quốc, chiếm khoảng 43,5% tổng giá trị, chiếm thị phần lớn nhất trong tổng số. Peru đứng thứ hai với khoảng 32,9%, theo sau là Ecuador (16,9%) và Bolivia (6,7%).
Báo cáo trên cũng cho thấy, quá trình trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc và CAN đã trải qua hai giai đoạn tăng trưởng. Lần đầu tiên từ năm 2005 đến 2008, sau đó giảm sút vào năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu, trước khi quay trở lại đà tăng trưởng kéo dài từ năm 2010 đến 2014.