Tỉ giá giữa đồng đôla Mỹ, đồng euro, đồng bảng Anh tại một điểm thu đổi ngoại tệ ở Sydney. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo nhận định của giới phân tích, xu hướng giảm này sẽ kéo dài đến hết năm do ảnh hưởng của sự kiện Anh sẽ rời EU, hay còn gọi là Brexit.
Số liệu thống kê của Cơ quan thống kê Eurostat cho biết trong quý II/2016 (tính từ tháng 4 đến hết tháng 6), Tây Ban Nha là nước trong Eurozone có mức tăng trưởng ổn định 0,7% bất chấp tình hình chính trị bất ổn trong nước. Trong khi đó, Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 trong Eurozone, lại tăng trưởng 0%. Eurostat ghi nhận kinh tế Eurozone tăng trưởng tổng cộng 1,6% trong 12 tháng qua.
Cũng theo Eurostat, chỉ số giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 7 tăng 0,2%, sau khi giảm 0,1% trong tháng 6. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone trong tháng 6 duy trì mức không đổi 10,1% của tháng 5, song lại giảm nhẹ so với mức 11% cùng thời điểm năm 2015.
Theo tính toán mức tăng trưởng kinh tế của 28 nước thành viên EU, Eurostat cho biết trong quý II/2016, kinh tế EU tăng 0,4%, góp phần nâng mức tăng trưởng của cả năm lên con số 1,8%.
Hồi tuần trước, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định kiềm chế việc "bơm tiền" ra thị trường để kích thích tiêu dùng ở khu vực Eurozone, gây nỗi thất vọng lớn cho thị trường. Việc kinh tế Eurozone tăng tưởng chậm sẽ đẩy lạm phát tăng cao, kéo theo đó là chỉ số giá tiêu dùng và lương đều giảm sút. Hiện ECB đang có gắng kéo lạm phát xuống dưới mục tiêu dài hạn 2% để đảm bảo nền kinh tế Eurozone "mạnh khỏe" để tăng trưởng.