Chỉ còn hơn 1 tháng là hết năm 2014, theo đó nhiều cửa hàng, doanh nghiệp (DN) đua nhau giảm giá, khuyến mãi các mặt hàng tiêu dùng, may mặc. Ngoài ra, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức các chương trình giảm giá các mặt hàng bình ổn nhằm kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Đua nhau giảm giá
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, các DN trong chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố năm 2014 và Tết Ất Mùi 2015 sẽ đồng loạt giảm giá bán trứng, thịt gia cầm và thịt heo kể từ đầu tháng 11. Theo đó, tại các điểm bán hàng bình ổn và siêu thị, giá trứng sẽ giảm xuống 1.000 đồng cho mỗi vỉ 10 quả, thịt gia cầm làm sẵn đóng gói giảm xuống 5.000 đồng/kg, thịt heo giảm từ 2.000 – 5.000 đồng/kg cho mỗi loại.
Theo lãnh đạo Sở Tài Chính TP Hồ Chí Minh, các mặt hàng thiết yếu trong chương trình hàng bình ổn thị trường được điều tiết giảm giá dựa trên cơ sở giá nguyên liệu đầu vào, giá xăng giảm trong thời gian qua. Mặt khác, việc giảm giá này là do doanh nghiệp góp phần kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh sức mua chung trên thị trường thấp. Vì thế, các mặt hàng thiết yếu khác như thực phẩm công nghệ, hóa phẩm, thời trang và đồ dùng gia đình cũng giảm từ 10 – 50%.
Các cửa hàng thời trang tại các trung tâm thương mại cũng giảm mạnh |
Không chỉ ở các siêu thị mà các cửa hàng tại các trung tâm thương mại cũng đua nhau giảm giá, từ hàng bình dân đến hàng hiệu cũng giảm mạnh khiến lực cầu tăng nhanh trong thời gian qua. Một nhân viên bán hàng tại cửa hàng Charles & Keith ở Vincom, cho biết trong 3 ngày đầu tháng 11 vừa qua, lượng khách đến mua tăng đột biến do các mặt hàng giày, kính, túi xách giá từ gần 2 triệu giảm xuống còn 2 trăm ngàn đến 500 ngàn một cái. Nhờ vậy, lượng hàng tồn kho, hết size, hết moden bán hết sạch mà không đủ cung ứng cho người tiêu dùng. Tương tự, thương hiệu Nine Wite cũng hút đông lượng người mua khi giảm giá từ 20% - 70%/ sản phẩm.
Theo những người tiêu dùng, thường những hàng hiệu giảm giá mạnh được chú ý nhiều hơn do những nhãn hàng này bình thường rất đắt, giá vài triệu trở lên nên rất kén người mua. Vì thế, khi giá giảm còn dưới 1 triệu đồng nên ai cũng tranh thủ mua để có cơ hội sở hữu hàng hiệu. Đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, tuy giá có giảm nhưng chỉ vài ngàn đồng, mặt khác người mua vẫn lựa chọn những nhãn hàng đã có thương hiệu và uy tín, chất lượng. Vì thế, việc giảm giá này cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức mua của người tiêu dùng.
Nhãn hàng riêng giảm mạnh
Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều DN bán lẻ đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu thông qua việc xây dựng nhãn hàng riêng (NHR). Theo ý kiến nhiều chuyên gia, đây là một hình thức quảng bá thương hiệu có tính trực tiếp ổn định. Còn người tiêu dùng ngày càng biết đến và lựa chọn NHR vì chất lượng hàng hóa ổn định, giá cả hợp lý. Chính vì vậy, trong các đợt kích cầu giảm giá cuối năm, các NHR, đặc biệt là NHR tại các siêu thị giảm mạnh hơn so với DN khác, giá chỉ bằng 50 – 80% so với sản phẩm cùng chủng loại, chất lượng...
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết nhờ mối quan hệ tương hỗ, hợp tác cùng phát triển giữa nhà phân phối và nhà sản xuất nên DN đã tối ưu hóa công suất máy móc thiết bị, chi phí nhân công, qua đó giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc đối ngoại hệ thống Big C, cho biết thêm nhờ không tốn chi phí quảng cáo, marketing… so với các thương hiệu cùng loại khác nên giá NHR thấp và giảm mạnh hơn. Ngoài ra, việc phân phối cũng thuận tiện nên tiết kiệm tối đa chi phí.
Dù giá có giảm, nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn những mặt hàng có chất lượng, uy tín để mua |
Hiện nay, NHR của hệ thống siêu thị Co.opmart có gần 300 mặt hàng, hơn 1.500 mã hàng và luôn có giá tốt hơn giá hơn sản phẩm của thương hiệu cùng loại từ 5 – 30%. Tương tự, NHR tại siêu thị Big C cũng chiếm khoảng 5% trong tổng số hàng hóa kinh doanh tại siêu thị với khoảng 1.000 mặt hàng.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị cho rằng, việc các đơn vị bán lẻ xây dựng NHR là xu thế rất phát triển trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam mới rộ lên vài năm nay. "Ở nước ngoài, hàng nhãn riêng chiếm khoảng 40% sản phẩm trong siêu thị, còn Việt Nam tỷ lệ này mới chiếm vài phần trăm", ông Phú cho hay. Ông Phan Lê Khôi, Phó chủ tịch Công ty cổ phần IbGroup - chuyên về quảng cáo và xây dựng thương hiệu cũng cho rằng, các siêu thị đang hướng đi đúng bởi họ lấy luôn uy tín của siêu thị để đánh cược với khách hàng và tận dụng được hệ thống kênh của mình để bán hàng, do đó giá thành thường rẻ hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải người tiêu dùng nào cũng lựa chọn NHR của các DN bán lẻ. Bởi thói quen của người tiêu dùng luôn trung thành với nhãn hàng có uy tín lâu năm. “ Do đó, đi đôi với việc xây dựng NHR, các siêu thị phải xây dựng chất lượng tốt, thận trọng", ông Phú cho hay.
Nhiều chuyên gia cho biết, việc các siêu thị xây dựng NHR đã khiến các DN sản xuất liên kết gặp nhiều khó khăn. Thực tế, sau thời gian sản xuất rất nhiều NHR cho siêu thị, nhiều DN sản xuất tưởng được lợi khi được siêu thị ưu ái hưởng những ưu đãi hấp dẫn. Vì thế, họ đã mang hết công nghệ mới, làm sản phẩm tốt nhất cho NHR để có mặt trên thị trường, với mong muốn siêu thị giúp cho sản phẩm mang thương hiệu riêng của họ cùng phát triển. Tuy nhiên, khi tập trung chạy các chương trình giảm giá, khuyến mãi hàng trăm triệu đồng hỗ trợ cho hai dòng sản phẩm (thương hiệu riêng và NHR của siêu thị), mức chi tăng, lãi giảm và lại xảy ra cạnh tranh lẫn nhau giữa chính hai dòng sản phẩm do chính mình sản xuất!. Còn bà Đinh Thị Mỹ Loan - Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ VN cho rằng, nếu quản lý không khéo, thì việc các siêu thị tung ra các NHR lại chính là “con dao hai lưỡi” gây hại cho siêu thị vì chính những sản phẩm này lại làm mất uy tín của hệ thống phân phối do có thể bị cung cấp những sản phẩm kém chất |
Bài và ảnh: Hải Yên