Triển vọng Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ tài chính mới

Theo bài viết đăng trên trang asiaone.com (Singapore) ngày 21/3, lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) của Việt Nam đạt đến tầm cao mới và khung pháp lý mới đang tiếp tục thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Thị trường fintech của Việt Nam dự kiến sẽ đạt mốc 18 tỷ USD vào năm 2024.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: TTXVN

Bài viết trên cũng cho rằng Chương trình Chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia đến năm 2025 càng giúp thúc đẩy fintech. Tác giả dẫn số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy với gần 200 tổ chức fintech, hiện 66% người trưởng thành có tài khoản thanh toán. Bên cạnh đó, 91,3 triệu thuê bao điện thoại thông minh và tỷ lệ tiếp cận Internet là 73,2% là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển lĩnh vực fintech.

Các tổ chức fintech thành công là nhờ mối quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực ngân hàng, tạo ra sức mạnh tổng hợp vô giá. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) luôn đi đầu trong việc mang đến những thay đổi có lợi cho ngành dịch vụ tài chính trong nước từ việc giảm phí tin nhắn SMS cho các dịch vụ ngân hàng hay hối thúc Visa và Mastercard giảm một số loại phí cho các ngân hàng Việt Nam trong đại dịch COVID-19. Động thái gần đây nhất của hiệp hội đã thu hút nhiều sự chú ý khi VNBA trở thành đối tác hỗ trợ chính thức cho sự kiện Đổi mới Tài chính thế giới (WFIS), dự kiến sẽ là sự kiện fintech hàng đầu tại Việt Nam.

Nhóm Ngân hàng Thế giới cũng đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Đối với những bên tham gia quan trọng, nhà đầu tư và thậm chí cả những bên mới tham gia, thời kỳ non trẻ hiện nay và quy mô tương đối nhỏ của thị trường fintech trong nước đang khiến thị trường fintech Việt Nam trở thành lĩnh vực đầu tư đặc biệt hấp dẫn vì có rất nhiều cơ hội để tham gia và mở rộng quy mô.

Thu Hằng (TTXVN)
Báo Đức: Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới
Báo Đức: Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới

Báo Handelsblatt (Thương mại) của Đức vừa có bài viết về tiềm năng để Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu thế giới với nhiều trường đại học chất lượng và nhân lực trẻ, được đào tạo bài bản, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN