Ngày 6/8/1945, Mỹ đã thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) và 3 ngày sau đó một quả bom khác tấn công Nagasaki.
Những quả bom có tên gọi “Cậu bé” và “Gã mập” đã được đưa lên các chiến đấu cơ xuất kích từ căn cứ không quân North Field trên đảo Tinian thuộc quần đảo Northern Mariana ở phía Nam Nhật Bản.
Binh sĩ kiểm tra kỹ càng vỏ bọc của quả bom “Gã mập”. |
Ở phía bên trái, nhà địa vật lý người Mỹ Francis Birch đánh dấu quả bom sau này được đặt tên là “Cậu bé”, trong khi đó nhà vật lý Norman Ramsey (sau này giành giải Nobel vật lý) đứng quan sát bên cạnh. |
Một kỹ thuật viên cho chất bịt kín và lấp vết nứt trên “Gã mập”, bước cuối cùng trong quá trình chuẩn bị để đảm bảo môi trường bên trong quả bom đủ ổn định để tạo sức công phá toàn phần khi kích nổ. |
Binh sĩ và công nhân ký tên của họ và viết thông điệp lên chóp quả bom “Gã mập”. |
Cận cảnh những dòng chữ trên quả bom. |
“Gã mập” được tải lên phương tiện vận chuyển và kiểm tra nhanh lần cuối. Quả bom sau đó được đưa đến căn cứ không quân North Field trên đảo Tinian. |
Tại căn cứ không quân, “gã mập” được chuyển lên máy bay sẽ đưa quả bom nguyên tử này đến Nagasaki. |
Những hốc đặt “Gã mập” và “Cậu bé” đều có kích thước 2,4m chiều rộng và 3,6m chiều dài đến nay vẫn tồn tại. Thiết bị thủy lực đã đưa quả bom lên và xuống hốc. |
Các công nhân kiểm tra “Cậu bé” khi được bọc vải dầu vì lý do an ninh. Trình tự các bước được lặp lại với “Gã mập” 3 ngày sau đó. |
Khi “Cậu bé” đã sẵn sàng, máy bay ném bom Enola Gay cũng vào vị trí. |
Khi vải dầu được bỏ ra thì quả bom cũng sẵn sàng lên máy bay Enola Gay. |
Thiết bị thủy lực được tận dụng để đưa “Cậu bé” vào chiếc Enola Gay. |
Một khi đã ở trong máy bay, quả bom được đảm bảo vị trí và tất cả các thiết bị liên quan được kiểm tra lại một lần nữa. |
Ngày 6/8/1945, “Cậu bé” rơi xuống Hiroshima (trái), đến ngày 9/8/1945, “Gã mập” được thả xuống Nagasaki. Đây là lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay bom nguyên tử được sử dụng trong chiến tranh. |