Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là nhà lý luận xuất sắc, nhà chính trị tài năng, một tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học tập rèn luyện và trưởng thành qua đấu tranh cách mạng. Đồng chí đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 19 - 1940. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Trưởng thành trong bão táp đấu tranh cách mạng

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912 trong một gia đình trí thức nghèo thuộc dòng họ Nguyễn Trãi, tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Mùa thu năm 1927, Nguyễn Văn Cừ thi vào Trường Bưởi ở Hà Nội (tức trường Bảo hộ Lycée du Protectorat, nay là Trường phổ thông trung học Chu Văn An, Hà Nội), đỗ loại giỏi, được cấp học bổng toàn phần và được ở kí túc xá.

Những năm học ở Trường Bưởi, được tiếp xúc với nhiều bạn bè, học sinh lớp trên, được họ kể về những cuộc đấu tranh đã diễn ra trong nhà trường, như bãi khoá phản đối chính quyền thực dân Pháp kết án nhà yêu nước Phan Bội Châu, đòi truy điệu và để tang chí sĩ Phan Chu Trinh…, tư tưởng yêu nước và cứu nước của Nguyễn Văn Cừ bắt đầu từ đấy.

Cuối năm 1928, Nguyễn Văn Cừ được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Khi đang học năm thứ hai bậc trung học, Nguyễn Văn Cừ bị đuổi khỏi trường với lý do làm thơ đả kích bọn nịnh Tây.

Ra khỏi Trường Bưởi, Nguyễn Văn Cừ trở về quê dạy học tư ở làng Hà Lỗ. Trong thời gian này, Nguyễn Văn Cừ được đồng chí Ngô Gia Tự khi đó là Bí thư Tỉnh hội Bắc Ninh của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội giao cho nhiệm vụ đi xây dựng cơ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở vùng ven sông Cầu.

Cuối năm 1928, Nguyễn Văn Cừ bí mật rời Bắc Ninh ra vùng mỏ Đông Bắc hoạt động. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Văn Cừ sống ba cùng với giai cấp công nhân (cùng ăn, cùng ở và cùng làm), để rồi suốt đời phấn đấu hi sinh vì lý tưởng của giai cấp đó, trở thành người lãnh đạo cao nhất trong phong trào cách mạng vùng mỏ Đông Bắc của Tổ quốc, năm đó Nguyễn Văn Cừ mới 17 tuổi.

Tháng 6-1929, khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, Nguyễn Văn Cừ trở thành một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của Đảng. Nguyễn Văn Cừ ra sức phấn đấu xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, và ngay trong tháng 6-1929, Nguyễn Văn Cừ đã cùng các đồng chí đồng chí hướng thành lập được chi bộ Đảng ở Uông Bí - Vàng Danh (Quảng Ninh), bao gồm một số thợ lò, thợ máy và hội viên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Nguyễn Văn Cừ trở thành Đảng viên của Đảng, giữ chức Bí thư Đặc khu ủy Hòn Gai - Uông Bí.

Trong lúc phong trào cách mạng ở vùng mỏ Đông Bắc đang dâng cao, thì ngày 15-2-1931, trên đường từ Cẩm Phả về Hòn Gai, Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt. Địch chuyển Nguyễn Văn Cừ từ Hòn Gai về Hà Nội, giam ở Hoả Lò. Tại nhà tù Hoả Lò, không để rảnh rỗi thời gian, Nguyễn Văn Cừ lao vào học tập lý luận, chính trị một cách kiên trì, tự giác.

Không thể khai thác được gì ở đồng chí Nguyễn Văn Cừ, thực dân Pháp buộc phải mang Nguyễn Văn Cừ ra toà xét xử, ngày 13-5-1931, Hội đồng đề hình Bắc Kỳ kết án Nguyễn Văn Cừ 20 năm biệt xứ và đày ra Côn Đảo.

Ra Côn Đảo, Nguyễn Văn Cừ gặp các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hạ Bá Cang và nhiều đồng chí khác. Nguyễn Văn Cừ tham gia chi bộ Đảng ở Côn Đảo.

Ở địa ngục trần gian này, Nguyễn Văn Cừ cùng với các động chí của mình tham gia vào nhiều cuộc đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù và đòi cải thiện đời sống; tham gia vào việc dịch một số tác phẩm kinh điển ra tiếng Việt và chép vào những tập giấy thuốc lá, để phổ biến rộng rãi cho anh em khác.

Chính những năm tháng tù đày khổ ải, Nguyễn Văn Cừ đã cùng đồng chí của mình biến nơi tù đày thành trường học cách mạng, thành nơi trui rèn ý chí, bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng.

Năm 1936, ở Việt Nam và Pháp nổi lên phong trào đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả các tù chính trị ở Đông Dương. Cuộc đấu tranh đã mang lại kết quả, ngày 29-9-1936, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương buộc phải thả tự do cho một số tù chính trị, trong đó có Nguyễn Văn Cừ.

Tổng Bí thư của Đảng - nhà lãnh đạo xuất sắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Đầu năm 19, Nguyễn Văn Cừ bí mật rời Hà Nội vào Sài Gòn, để dự Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được triệu tập tại Hóc Môn, Gia Định, từ ngày 29 và 30-3-19.

Hội nghị đã xem xét tình hình hoạt động của Đảng, các tổ chức quần chúng từ Hội nghị tháng 9-1937 đến nay, và định ra đường lối cho phù hợp với tình hình mới.

Ngày 30-3-19, Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cử Ban Thường vụ Trung ương. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, là Tổng Bí thư trẻ nhất trong lịch sử Đảng ta.

Từ đây, với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

Với khả năng nhạy bén nắm bắt tình hình trong và ngoài nước, thêm vào khả năng lý luận chính trị xuất sắc, Nguyễn Văn Cừ đứng đầu bộ máy nhà nước ta lúc bấy giờ đã đưa đất nước giảm bớt tổn thất cho Đảng khi chiến cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra vào năm 1939, đồng thời góp phần đưa sự nghiệp cách mạng dân tộc ta tiến lên.

Từ đây người chiến sĩ ấy đã chỉ đạo thay đổi chiến lược cách mạng, tạo ra bước ngoặt quan trọng mà ngày nay nhân dân ta hay nhắc đến - giai đoạn cách mạng những năm 19-1942, giai đoạn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Với cương vị là Tổng Bí thư, nhận thấy tình hình quốc tế đang có những chuyển biến bất lợi cho cách mạng Việt Nam và Đông Dương, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã sớm đặt vấn đề chuyển hướng chiến lược của Đảng; chỉ đạo cho phát hành cuốn "Công tác bí mật của Đảng" kịp thời gửi tới Đảng bộ các cấp; trực tiếp triệu tập và chủ trì Hội nghị mở rộng Xứ ủy Bắc kỳ...

Đặc biệt, chỉ hai tháng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đồng chí đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, trong đó xác định: Để tập trung mọi lực lượng của dân tộc vào chống đế quốc và ách thống trị của phát xít thuộc địa, Đảng sẽ tiến hành thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ không còn thích hợp nữa; phương pháp cách mạng cũng chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và không hợp pháp, chuẩn bị điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng mới, lực lượng cách mạng cũng tránh được tổn thất lớn khi kẻ địch trở mặt đàn áp, góp phần đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám lịch sử.

Đến nay, khi nhìn lại những diễn biến lịch sử, chúng ta càng khâm phục quyết định chuyển hướng chiến lược và thay đổi phương pháp cách mạng của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 6 là hết sức sáng suốt, thể hiện tư duy chính trị nhạy bén, năng lực sáng tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ còn là người đi đầu trong việc đề cao tinh thần thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình nhằm nâng cao sức mạnh của Đảng thể hiện thông qua tác phẩm "Tự chỉ trích" được viết vào tháng 7 năm 1939.

Tác phẩm "Tự chỉ trích" ra đời cách đây hơn bảy mươi năm, do một người cộng sản Việt Nam chỉ được học tập lý luận chủ yếu ở trong nhà tù đế quốc soạn thảo, nhưng bằng thực tiễn hoạt động phong phú của mình, đã khái quát được những vấn đề tư tưởng lý luận hết sức sâu sắc mang tính thời đại cho đến nay vẫn còn giá trị thời sự.

Tác phẩm "Tự chỉ trích" đã thể hiện sự minh triết trong tư duy chính trị của một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, tài năng xuất sắc, đồng thời thể hiện chất trí tuệ sáng ngời của Đảng ta trong việc làm giàu thêm kho tàng lý luận học thuyết Mác - Lênin…

Ngày 18-1-1940, trên đường từ nhà chị Hai Sóc ở làng Bà Điểm - nơi đồng chí Nguyễn Văn Cừ ở lúc đó - đến cơ quan Đảng ở đường Nguyễn Tấn Nghiêm (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) để bàn công tác với các đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Văn Hiếu (tức Giáo Hoan), do bị lộ, Nguyễn Văn Cừ bị bắt cùng với hai đồng chí của mình. Toà án binh Sài Gòn lại buộc tội đồng chí Nguyễn Văn Cừ "có trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa" và kết án tử hình Nguyễn Văn Cừ.

Sáng sớm ngày 28-8-1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ hiên ngang bước ra pháp trường. Những khẩu hiệu cách mạng mà Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và các đồng chí của mình hô vang trước lúc bị giặc Pháp xử bắn vẫn còn vang vọng mãi đến hôm nay.

Tấm gương hy sinh lẫm liệt của đồng chí Nguyễn Văn Cừ mãi mãi là niềm tự hào của Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam.

Quang Linh (TTXVN)
Kỷ niệm trọng thể 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ
Kỷ niệm trọng thể 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

Sáng 8/7, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tỉnh ủy Bắc Ninh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 – 9/7/2012).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN